Doremon360's Blog

Bai 24: Hàng hải nước Việt xưa

Hinh thuyen tren thap Dao Thinh

Khoảng trống văn học dân ta: Những thành tích hàng hải

 

Vũ Hữu San (Doremon360 tổng hợp và bổ sung thêm tư liệu, hình ảnh) 

 

1 – Trong những thành tích hiển hách của tiền nhân

Ngày nay, trong những buổi lễ lạc, đa số các vị được lên diễn đàn để nói thì hầu hết đều ca tụng những chiến công hiển hách của của tiền nhân. Tuy vậy, qua hàng trăm, ngàn bài diễn văn người ta chưa thấy hoạt động hàng hải của tổ tiên được nhắc nhở tới.

Trong những công trình dựng Nước, mở Nước, giữ Nước trên vùng đất nước quê hương mà sông biển bao trùm khắp nơi, sự hy sinh vì nghĩa vụ với “thân xác tử sĩ chìm theo sóng nước” nhiều hơn số người “da ngựa bọc thây”. Cũng ít ai từng nhắc tới công lao người chiến binh suốt những năm tháng dài đấu sức với ba đào, thi gan cùng sương gió ngoài khơi để bảo vệ hải biên, giữ gìn an ninh cho hệ thống đường thủy, hay khuyếch trương hải thương mong cho nước giàu, dân mạnh…

Và tuyệt nhiên, chưa bao giờ có ai nhắc nhở tới thành tích hiển hách mà chúng tôi xin kể sau đây: những chuyến đi xuyên dương nhiều ngàn năm trước của tiền nhân Việt tộc.

 

2 – Thương mại và văn hoá

Trong khi sinh hoạt với sông biển, người Việt cổ đã tạo dựng được nhiều thành tích, những truyền thống hàng hải lâu đời của dân tộc vẫn còn tồn tại đến ngày nay, cho dù hầu hết thành tích của tiền nhân đã bị thời gian chôn vùi vào quên lãng. Thật thế, ảnh hưởng của các nền văn minh cổ thời Hoà Bình, Đông Sơn rất bao la, vết tích các nền văn minh này đi lên Đài Loan, Nhật Bản, Tây Bá Lợi Á; qua Phi Luật Tân, vùng Đa Đảo; xuống Nam Dương, Úc Châu và sang tận Mã Đảo, Phi Châu. Công việc chuyển vận hải thương đã lôi kéo theo sự truyền bá văn hoá trên các bờ biển và hải đảo xa vắng mà đôi chân con người không thể tới được bằng đường bộ.

 

3 – Người Việt và biển cả

Sau đây người viết xin trình bày khả năng hàng hải của dân ta qua những lời phê bình của người Tây phương. Nhiều lời khen ngợi dân Việt đi biển được dẫn lại trong sách của Jean Chesneaux, cuốn “Contribution à l’histoire de la nation Vietnamienne”, bản dịch Anh ngữ: “The Vietnamese Nation – Contribution to a History”

Nhật ký của George Windsor Earl :

Nhà hàng hải George Windsor Earl viết trong sổ nhật ký của ông trên đường dẫn lộ một chiếc thương thuyền đến Singapore vào đầu thế kỷ thứ 18 như sau: “… Bão táp thật dữ dội ngoài biển khơi, thiếu chút nữa thì thương thuyền của chúng tôi bị gẫy đổ cả cột buồm. Thời tiết đã tiếp tục xấu như thế trong nhiều ngày. Vậy mà khi đang thận trọng dẫn tàu vào eo biển, chúng tôi chợt nhận ra 6 chiếc thuyền nhỏ của người Việt Nam đang giương hết mọi cánh buồm tiến thẳng tới trước. … Tôi nghĩ (lời Thuyền trưởng George Windsor Earl): Mấy người Việt đó đang lèo lái những con thuyền bé nhỏ mà cách thức vận chuyển để vượt sóng lượn gió thật là tài tình. Tài ba của họ không thua kém bất cứ một thủy thủ đoàn hạng nhất nào của toàn khu vực Âu Châu. Đoàn thuyền bé tí teo đó không có một chiếc nào vượt quá 50 tấn, vậy mà những người đi biển này có thể đè bẹp cả sóng gió Biển Đông vào giữa mùa bão tố. Đã qua 20 năm rồi, rất ít thương thuyền nào của công ty chúng tôi dám thử hải hành trong giữa mùa biển động như vậy…”

Ông còn viết thêm nhiều câu rất cảm động, thí dụ như: “Thật thú vị nếu được quen biết với những người Việt Nam này. Tính tình họ năng động, ngôn từ lại hoạt bát như dân Pháp. Khi đến buôn bán ở Singapore, họ đã phải khéo léo trong sự cạnh tranh. Hoàn cảnh sinh hoạt của họ thật sự khó khăn vì chính sách bế môn tỏa cảng của triều đình Việt Nam. Họ rất can đảm khi xuất dương. Thuyền họ lại không trang bị vũ khí và như thế có thể là miếng mồi ngon cho bọn hải tặc”. Những câu khen ngợi đó có thể nói là không tiếc lời. Sự suy tôn về nghề nghiệp, đề cao về nhân cách cùng khâm phục lòng can đảm như vậy rất hiếm hoi trong giới hành thủy.

Thủy thủ Việt trong báo cáo của John Crawfurd :

Bác sĩ Crawfurd đươc chính phủ Anh đề cử làm đại sứ tại hai kinh đô Bangkok và Huế năm 1822. Tuy bị thất bại trong công tác thành lập một thương cảng tại Việt Nam, ông vẫn giữ những cảm tính sâu đậm với giới hành thủy Việt Nam. Bác sĩ Crawfurd có nhận xét về khả năng hàng hải của dân ta trong mục báo cáo số 145 như sau: “… Nếu như người Việt Nam được phép tự do viễn dương thì người ta không thể tìm đâu ra được một sắc dân nào nữa ở Á Đông mà lại có đầy đủ những đức tính để trở thành các nhà hàng hải siêu đẳng như vậy… Tính họ không những cương quyết, năng hoạt động, tôn trọng hạn kỳ, mà lại luôn luôn vui vẻ chiều lòng khách hàng… Ghe tàu của họ được các nhà chuyên môn xét đoán và mô tả như là những loại thuyền tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á, kiến trúc rất chắc chắn, đủ sức hải hành ngay cả những khi thời tiết xấu nhất.”

Thêm vào các nhân chứng (người Anh) này, hai người Pháp (Chaigneau và Vannier) đã làm quan trong triều đình Việt Nam và cũng đã từng làm hạm trưởng các chiến hạm loại trang bị 16 súng đại bác với thủy thủ đoàn hoàn toàn Việt Nam, bảo đảm rằng họ là những thủy thủ can đảm và thật lành nghề.

Nhận xét của John White :

Thuyền trưởng White là một trong những nhà hàng hải Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1820. Ông có dịp thăm viếng thủy xưởng sau này là Hải quân Công xưởng Sài Gòn, cho biết người Việt Nam là những nhà kiến trúc tàu bè có khả năng kỹ thuật cao nhất, hoàn tất công tác thật chính xác.

John White còn xem xét các ván gỗ đóng thuyền, Ông rất ngạc nhiên là những hải xưởng Việt Nam thời đó lại có đầy đủ vật liệu cho việc kiến trúc đến cả loại tàu lớn nhất như Frigate (tức loại chiến hạm chủ lực của Hải quân Hoa kỳ sử dụng vào đầu thế kỷ 19). Ông tận mắt nhìn thấy một tấm gỗ dài rộng tới 120 ft x 4 ft . Vì khổ này lớn quá, gỗ lại rất tốt; vị Thuyền trưởng Mỹ suy ra rằng rừng Việt Nam sản xuất được những loại cây gỗ dùng đóng tàu thuyền rất tốt.

 

4 – Hải sử và Bách khoa

Chính sử của nước ta ghi lại được một số hoạt động hàng hải lẻ tẻ, nhưng tiếc rằng phần viễn duyên rất ít tài liệu và đặc biệt các hoạt động xuyên dương của dân ta chưa bao giờ được đề cập đến. Những người ngoại quốc, khi muốn tìm hiểu về truyền thống hàng hải của người Việt trong cổ thời, đã gặp nhiều khó khăn.

Cho đến hậu bán thế kỷ 20 này mới có một người Việt Nam đầu tiên viết một cuốn sử nhỏ bằng ngoại ngữ với mấy đoạn đề cập sơ sài đến các hoạt động hải thương của dân ta ở Nam Hải trong thời Bắc thuộc. Đó là ông Lê Thanh Khôi với cuốn “Le Vietnam, Histoire et Civilisation”, xuất-bản năm 1955 ở Paris, France. Vậy mà ông còn bị một tác giả khác cũng người Việt Nam phê bình là nói quá đáng. Không phải chỉ người nước ngoài không biết đến nền cổ hàng hải Việt mà có cả những người Việt cũng khiếm khuyết những kiến thức tương tự như vậy !

Muốn đi tìm những thành tích của cổ nhân, chúng ta cần cố công tìm thêm tài liệu qua sách vở quốc tế. May mắn thay, trong cộng đồng nhân loại không thiếu những học giả quan tâm nghiên cứu tới những vấn đề hệ trọng này.

Bách khoa từ điển The New Encyclopaedia Britanica xuất bản những năm gần đây, về từ mục Dongson Culture ghi như sau: “Đông Sơn không những chỉ riêng là văn minh đồ đồng mà cũng có đồ sắt nữa. … Người Đông Sơn là dân đi biển, có thể đã hải hành và thương mại khắp vùng Đông Nam Á Châu”.

 

Trống đồng Đông Sơn tìm được khắp khu vực Đông Nam Á.

Chứng tích quan trọng của nền văn hoá Đông Sơn ghi nhận trên các trống đồng cũng cho ta nhìn thấy một phần nào khía cạnh truyền thống hàng hải của cổ nhân. Quang cảnh được trình bày rất phong phú trên hầu hết các cổ vật là sự sinh hoạt trên thuyền. Có người chuẩn bị tác chiến, có người như nhảy múa cùng bầy chim, đặc biệt lại có người giã gạo. Chắc đây là những chuyến đi xa, kéo dài hàng tháng đến những vùng đất xa lạ nên họ vừa đi vừa chuẩn bị thức ăn.

 

5 – Hải trình Địa Trung Hải / Đông Dương

Trong sách “The Junks & Sampans of the Yangtze”, G. R. G. Worcester đã viết về hải lộ thông thương từ Âu Châu qua Ả Rập, Ấn Độ đến vịnh Bắc Việt, cho rằng Hà Nội đúng là trạm hải hành cuối cùng giữa Tây phương và Đông Á trong cổ thời. Worcester hình dung một “hải trình tơ lụa” như sau: “…có thể đã có những ảnh hưởng qua giao tiếp đường biển rất sớm sủa với dân Địa Trung Hải, vì người ta tin rằng những thương gia Phoenicia trên hải trình tìm kiếm “đường tơ lụa”, đã tới Đông Dương vào năm 650 TTL“. Vào thời đó, nước Văn Lang của chúng ta đang lúc thịnh thời và do các vua Hùng (2879-258.TTL) trị vì. (TTL : trước Tây lịch ~ BC)

Những hải trình tơ lụa giữa Địa Trung Hải và Đông Á mà trạm chót là Cattigara. (Vẽ theo “Exploring Our Country”, Stuart Hamer, Follett, Ahlschwede, Gross, Sacramento 1956: 25.)

Hán sử chép rằng vua Vũ Đế tạo lập một đường biển tới Ấn Độ và vào năm 140 TTL, chuyến hàng gồm có vàng và tơ lụa được đem tới một thành phố gần Madras. Phương tiện chuyên chở cho đường hàng hải này do người Việt (mà người Trung Hoa thường gọi là Nam Man) phụ trách. 

 

Con đường tơ lụa ( Silk Road in Greco Roman times )

 

“Hải trình” tơ lụa với hải cảng Cattigara. Silk Road (maritime trade route)

Chúng ta đọc được hai ý kiến chính xác sau đây:

Lin Yu, viết trong nguyệt san “T’ien Hsia Monthly”, cho ý kiến rằng lúc xưa người Man đi tàu biển. Cho đến cuối triều đại Lưu Tống (Nam triều, năm 420-479), có thể người Trung Hoa mới bắt đầu đóng tàu thuyền cho việc hải thương.

Friedrich Hirth và W. W. Rockhill, tác giả của nhiều sách và bài khảo cứu về hàng hải Á Châu, quả quyết rằng vào đầu công nguyên, không thể có một tàu thuyền nào của Trung Hoa hoạt động trong Ấn Độ Dương, mặc dù người Trung Hoa thường quá giang theo tàu thuyền của dân Nam Man.

6 – Hải cảng Cattigara trên bản đồ Ptolemy

Sau cuộc viễn chinh của Alexandre Đại đế (336-323 TTL) sang Ấn-Độ, nhiều giao tiếp đã xảy ra giữa Á-Âu, người Hy Lạp biết thêm nhiều sinh hoạt của người Á Châu. Eratosthene (275-195 TTL) viết sách Geographia, Ptolemy (90 AD -168 AD) phát triển môn địa lý, viết sách và hình dung ra một bản đồ thế giới mà tận cùng về phía Đông Đông Nam là bán đảo Vàng Chersonese và hải cảng Kattigara (kinh độ 117 độ Đông, vĩ độ 8 độ Nam – Kinh tuyến gốc lấy từ đảo Ferro  Islands of the Blest – quần đảo Canary.) Nhiều người cho rằng bán đảo Vàng là Đông Dương và Kattigara (hay Cattigara) chỉ Kẻ Chợ (Kesho), Long Biên (Lugin) hay Hà Nội ngày nay.

 

Bản đồ Ptolemy

 

Vị trí hải cảng Cattigara trên bản đồ Ptolemy.

 

Nói riêng về từ ngữ hàng hải, ta có thể hiểu theo như nghĩa người Bắc Âu thường dùng: Kati là tàu thuyền, Gata là hải đạo. Như vậy chữ Kattigara nghĩa là chỗ hải cảng tàu thuyền hải hành tới.

Ông Bình NguyênLộc không thỏa mãn với vị trí ước đoán cho rằng Kattigara nằm trong vùng Kẻ Chợ Hà Nội, mà nghĩ rằng Kattigara có thể là thành phố ghe thuyền. Ông suy ra tên Kattigara chính là địa danh của thương cảng Hòn Gai như ta vẫn gọi ngày nay.

 

Vị trí Hòn Gai trong Vịnh Hạ Long

Tác giả sách “Ancient India as Described by Ptolemy” là J. W. McGrindle, nơi trang 9, ghi chú : “Trung Hoa trong gần 1,000 năm đã được biết như là quốc gia nằm trong nội địa Á Châu (inner Asia)”. Tại trang 26, ông viết: “… với lý thuyết rằng Kattigara, điểm xa nhất về phía Đông tới được bằng đường biển, phải nằm gần hay trên cùng kinh tuyến với nước Trung Hoa, điểm xa nhất đi đến được qua đất liền”.

Vị trí Cattigara trên các bản đồ cổ Âu Châu (phỏng theo “Ancient History Atlas” Michael Grant, Cartograph by Arthur Bank, Mcmillan Publishing Co., Inc., New York, 1971: 75)

Từ trước thời Bắc thuộc, lưu vực sông Hồng, sông Mã đã là những trung tâm hàng hải cùng thương mại phồn thịnh, hàng hoá đi khắp nơi và có liên lạc thường xuyên với Tây phương. Mối giao thương này chắc chắn sâu đậm đến mức độ tất cả những bản đồ thế giới do Tây phương ấn hành suốt 13 thế kỷ sau đó, đều cố ghi địa danh Kattigara. Tuy vậy vì chưa biết sự hiện hữu của Mỹ Châu và Thái Bình Dương nên trên tất cả bản đồ cũng như cầu đồ, vị trí của Á Đông được vẽ quá gần với Âu Châu. Các hải đồ này cho thấy hình dạng bán đảo Vàng thật sai lầm kèm với vị trí hải cảng nước ta nằm trên tọa độ quá xa về hướng Đông (sai tới 55 độ kinh tuyến) và cũng quá xa về hướng Nam (sai tới 30 độ vĩ tuyến).

Lý do sự lầm lẫn lớn lao này của Ptolemy được Robert R. Newton phân tách và giải đáp chính xác trong “The Crime of Claudius Ptolemy” ấn hành năm 1977.

Dù Ptolemy thật sự mắc “trọng tội” (crime) hay không, Kattigara vẫn nằm trong tâm tưởng những nhà hàng hải Tây phương thời Trung cổ, nhiều ít thúc đẩy việc thực hiện những chuyến viễn hành và gián tiếp đưa đến biến cố Columbus tìm ra Mỹ Châu. Ai ai bên Âu Châu cứ cũng tưởng rằng nếu dong buồm hải hành về hướng Tây-Tây Nam là sẽ tới được hải cảng Cattigara. Họ nghĩ Á Châu nằm rất gần đâu đó ở bờ bên kia của Đại Tây Dương !

 

Những hải cảng nằm trên “hải trình gia vị” giữa Địa Trung Hải và Đông Nam Á (The spice trade from Mediterranean to South East Asia). Hải cảng Cattigara được xác định tại vịnh Bắc Việt.

Cho đến khi qua đời vào năm 1506, Kha Luân Bố (Christopher Columbus) không bao giờ từ bỏ niềm tin tưởng là ông đã thực sự đặt chân tới ven bờ biển Á Châu. Xem xét những tài liệu mà giai đoạn đó còn để lại, người ta thấy các nhà hàng hải Âu Châu thời Trung Cổ bận tâm rất nhiều đến việc làm sao đưa tàu tới được Kattigara.

Chắc chắn là phải có sự phán quyết nào đó của Kha Luân Bố rằng “hải cảng ước mơ” nằm gần đâu đó trên hải trình thám hiểm, nên người em của ông là Bartholomew Columbus (Bartolome Colon) mới ghi tên Cattigara một cách phỏng định (?!) lên bản đồ vùng đất xa lạ “Tân Thế Giới”, tức Nam Mỹ Châu.

Magellan cũng lưu tâm đến vị trí Cattigara rất nhiều. Sau khi từ Đại Tây Dương vào được Thái Bình Dương, ông dẫn hải đội dọc theo bờ biển Chí Lợi, viên thư ký giữ tài liệu hải hành của ông là Pigafetta có vẻ bi quan khi nói rằng :”Cái mũi đất Cattigara mà ngay cả những nhà “Vũ trụ học” (!) cũng chưa nhìn thấy thì lúc này không những chẳng thể nào tìm ra mà chúng ta cũng không thể tưởng tượng được là nó ở vào chỗ nào!”

Trong khi băng ngang qua Thái Bình Dương, Magellan ra lệnh cho đoàn tàu đi hơi chếch lên phía Bắc bán cầu để tiếp tục hy vọng tìm ra cảng mơ ước này nhưng cuối cùng đã thất bại. Đoàn thám hiểm gồm toàn những tay lang bạt kỳ hồ đó, không những chẳng thấy Cattigara, mà nhiều người đã cùng chung số phận với Magellan, đành bỏ xác lại ở vùng đảo Phi Luật Tân.

Thật lạ lùng là sau chuyến đi của Marco Polo (thế kỷ 13), các nhà địa lý đã không sửa được bản đồ cho đúng, mà cả sau khi Magellan mất mạng trên đường đi vòng quanh thế giới (năm 1521), tọa độ địa dư của Kittigara vẫn giữ nguyên như cũ. Địa danh hải cảng này do đó được tiếp tục ghi trên lục địa Mỹ Châu trong nhiều thế kỷ.

 

Hình phác thảo bởi Bartolome Colon (Columbus) năm 1505. Cattigarra được phỏng định là ở Nam Mỹ.

 

 

Hình của Bartolome được Grasso vẽ lại.

 

 

Dựa theo bản vẽ của Bartolome, Grasso vẽ lại hình thể địa cầu “giả tưởng”. Từ phải sang trái: Âu Châu, Tân thế giới, Cattigara (Á Châu), Ấn Độ, và Phi Châu.

 

7 – Thương mại ở Nam Hải

Đã có nhiều sách do người Âu Á Mỹ đề cập đến các hoạt động thương mại vùng Đông Nam Á, nhiều ít nói tới những kỳ công của người Việt cổ trong ngành hàng hải, cận duyên cũng như viễn duyên.

Trong sách “Eighth Voyage of the Dragon – History of China’s Quest for Sea Power”, Hải quân Học hiệu Annapolis ấn hành năm 1982, Bruce Swanson đã mở đề chương 1 như sau: “Lịch sử hàng hải Trung Hoa trong ngàn năm qua biểu thị đặc tính nơi sự đối kháng giữa hai thực thể văn minh lớn: nước Tàu có tính cách lục địa, ảnh hưởng Khổng Tử và nước Tàu có liên quan đến biển. Nước Tàu ở phần trên bộc phát từ khi thống nhất trung tâm miền Bắc, gồm nhiều nước khác biệt hồi chiến quốc, vào năm 221 TTL. Suốt hai ngàn năm sau đó, hai triều đại nhà Hán (220 TTL.- 221) và nhà Đường (618- 907) đã biến đổi Trung Hoa thành một đế quốc tráng lệ, có căn bản văn hoá lục địa (landbased cultural empire)”.

Sau đó Bruce Swanson lại mở đầu chương 2 với lời khẳng-định: “Thời đại hàng hải của Trung Hoa thực sự bắt đầu vào thế kỷ thứ 8, thứ 9 khi dân số miền Bắc nước Tàu tăng lên tới ba lần và khí hậu thay đổi làm suy giảm số lượng đất canh tác.”

Trên quan điểm của một người Á Đông, Wang Gungwu đã làm một cuộc nghiên cứu về giao thương thời cổ trong biển Nam Hải. Sau đó, vào tháng 6 năm 1956, để phổ biến kết quả của công trình đó, cơ sở xuất bản Journal of the Malayan Branch Royal Asiatic Society cho phát hành một tập sách nhan đề “The Nanhai Trade – A Study of the Early History of the Chinese Trade in the South China Sea”.

Wang mô tả khá đầy đủ về những hoạt động hàng hải trong khoảng 11 thế kỷ trước khi thành lập triều đại nhà Tống, năm 960. Theo đó, sau khi đế quốc Nam Việt của nhà Triệu bị sụp đổ, dân Việt vẫn tiếp tục nắm giữ hầu hết ngành hàng hải dọc duyên hải hay đường viễn duyên đến các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, như đã từng nắm giữ trước kia. Đặc biệt hải cảng sầm uất hàng đầu vùng Đông Nam Á vẫn là Long Biên (Hà Nội ngày nay) với vùng hậu cảng trù phú nhất là quận Giao Chỉ. Quận này đóng góp thuế má cho hoàng đế Trung Hoa rất đáng kể, số dân đinh của Giao Chỉ cao hơn tổng số tất cả số dân đinh của 6 quận khác còn lại ở miền Nam Trung Quốc cộng chung. Mọi hàng hoá chuyên chở đường biển ra vô nước Tàu đều từ Giao Chỉ mà ra vô. Đôi khi Quảng Châu được chia sẻ một phần nhỏ hoạt động hàng hải nhưng người Việt cũng vẫn luôn luôn nắm giữ hệ thống thương thuyền. Phải đợi đến thời Ngũ Đại (907-960) và sơ diệp nhà Tống (960-1279) những thương buôn mới, người Tàu Việt (Chinese- Yueh) bắt đầu xuất hiện. Họ là người Việt bị Tàu hoá hay người Tàu tiêm nhiễm thói thích biển của người Việt bằng cách lập nghiệp chung với họ.

  

 

 

8 – Đường biển đi Đông Nam Á và đi Tây Bá Lợi Á

Người Tây phương thường nói “cứ có thuyền là đi biển được”. Người Việt đóng được thuyền; mà thuyền người Việt lại thật tốt. Việc hải thương của dân Việt trong thời thượng cổ cùng các dân cư khác nằm quanh vùng Biển Đông rất phồn thịnh.

Trước Tây lịch 6, 7 thế kỷ, chiến thuyền Lạc Việt thời Hùng Vương đã có hai sàn, những cây nỏ thần được thiết trí ở trên, người chèo và lái ở dưới. Nhiều kiểu thuyền trang bị đầy dủ cả bánh lái phía đuôi, mái chèo lái bên cạnh, cây xiếm cố định … Hình ảnh được ghi khắc trên nhiều chiếc trống đồng tìm thấy tại lưu vực các sông Mã, sông Hồng.

 

Một số chiến thuyền Đông Sơn

 

Những hải trình thương mại tại Đông Nam Á thời cổ đại (500.BC – 750 AD) ( Ancient trade routes )

Cùng thời này, Trung Hoa đang trải qua giai đoạn Xuân Thu Chiến Quốc. Tại một nước Việt khác mà vua là Việt Vương Câu Tiễn, thủy quân rất mạnh. Quân đội nhà vua thường được chuyển vận bằng đường thủy để hành quân xa căn cứ hàng trăm hải lý. 

 

Trống đồng Đông Sơn tại Đông Nam Á ( Dong Son bronze drums in South East Asia )

Họa tiết mặt trống Đông Sơn tại Battambang (Cambodia), Klang & Tembeling (Malaysia)

.

 

Trống đồng Đông Sơn tại Lào

.

 

Trống đồng Đông Sơn tại Cambodia

.

 

Trống đồng Đông Sơn tại Thailand

.

 

Trống đồng Đông Sơn tại Sungai Lang (Malaysia)

.

 

Trống đồng Đông Sơn tại phía đông Indonesia (Dong Son bronze drums in eastern Indonesia)

 

Trồng đồng Đông Sơn tại tại Selayar, Indonesia

.

 

Trống đồng Đông Sơn tại Lubuan Meringgai và Panca Tunggal Jaya (Indonesia)

 

.

Thạp đồng Đông Sơn tại đảo Flores, Indonesia.

 

Rìu đồng Đông Sơn tại Indonesia.

 

9 – Hải trình đi Hồng hải và Địa Trung Hải

Trong số các nhà nghiên cứu hàng hải có một học giả người Đức, Ông Herrmann A. đã theo dõi những hoạt động viễn dương của dân Việt thời cổ. Ông cho rằng họ buôn bán với bến Adulis ở Hồng Hải mà sử Tàu ghi là Huang Chih (ngày nay là hải cảng Massawa.)

Tài liệu của Ông Herrmann viết vào năm 1913 vẫn còn được bàn cãi. Gần đây, khi các giả thuyết “Đông Nam Á, một trong những cái nôi văn minh của nhân loại” bắt đầu được phổ biến rộng rãi, Tiến sĩ Wilheim G. Solheim II lấy căn cứ vào chứng tích khảo cổ mới nhất, tin tưởng rằng đã có những liên lạc trực tiếp giữa Việt Nam và Địa Trung Hải hơn 2,000 năm trước đây. Nhờ hải thương, văn hoá được trao đổi giữa hai vùng Ba Tư (Persia)/ Trung Đông và Việt Nam/ Đông Dương. Những ảnh hưởng sâu đậm trên một số khía cạnh sinh hoạt kể từ trước Công Nguyên đã được học giả Shahab Setudeh Nejad (1996) tường trình hồi gần đây trong bài “Cultural and Cosmological Impact of Iranian Civilization in Vietnam and Peninsular Areas of Southeast Asia“.

  

10 – Đường biển tới Phi Châu

Các nhà khảo cứu Âu Á Mỹ ngày nay nghiên cứu các sách sử Trung Hoa, Ấn Độ, La Mã để tìm hiểu về thương mại ở Ấn Độ Dương trong những thiên kỷ trước Tây lịch. Nhiều người tin tưởng rằng dân Việt cổ là những nhà thương buôn gan dạ, đã vượt biển tới các đảo ngoài Ấn Độ Dương và đi xa tới tận Ethiopia thuộc Phi Châu.

 

The Spice Route in Greco-Roman times

Sách sử đầu tiên ghi chép đến những chuyến đi Á Phi này là pho Tiền Hán Thư của Ban Cố và Ban Chiêu. Những đoạn có ghi nơi khởi hành và bến quay về của Sứ Tàu quá giang như sau: “Từ Nhật Nam, Giao Chỉ đi bằng thuyền buôn người Man Nam năm tháng sau tới xứ Tu Yuan… Nếu không bị cướp hay gặp bão, nhiều chuyến đi dài tới nhiều năm… Người ta nói phía Nam xứ Huang Chih là xứ Ssu Chhêng Pu. Đến chỗ này thì Sứ Hán quay về”.

 

Hải trình “gia vị” với hải cảng Cattigara ( The Spice Route in Greco Roman times )

 

11 – Đường biển về hướng Đông

Những con đường biển người xưa sử dụng đến nay còn ghi lại trên các sinh hoạt của cư dân tại đấy. Thế giới hàng hải cổ thời cho thấy đã có một vòng cung liên tục ghi nhận ảnh hưởng của thuyền bè và văn hóa nước lên nhiều khu vực:

 

 

Hình thuyền thân cong, Mái nhà cong và Totem được tìm thấy trên khắp vòng cung Thái Bình Dương trong cổ thời. (Hình lấy từ bản đồ của Covarrubias, 1940: thuyền thân cong, totem, nhà ở Bắc Mỹ và New Zealand). Mái nhà cong và thuyền trên trống Đông Sơn tại Việt Nam.

 

Hình nhà trên trống đồng Hoàng Hạ

.

 

Hình nhà trên trống đồng Ngọc Lũ

.

Batak, Indonesia

.

 

Tongkonan – Toraja (Indonesia)

.

 

Tongkonan, Indonesia

.

Trong cuốn sách “America en la Prehistoria Mundial” (Mỹ Châu trong Thế giới Tiền sử), Dick Edgar Ibarra Grasso đưa ra quan niệm là không thể có sự cô lập ở Mỹ Châu. Sách gồm 6 chương thì có tới hai chương chú tâm bàn luận đến ảnh hưởng Đông Nam Á trên đất Mỹ Châu. Chương I bàn tới các lien hệ văn hoá xuyên dương mà Đông Sơn là một nguồn chính. Đến chương IV, Grasso đưa ra hai giả thuyết về:

(1) Những thương nhân Cattigara đã mang kỹ thuật luyện kim, nhất là đồng và vàng, tới Nam Mỹ.

(2) Có nhiều di dân đến Tân thế giới bằng cách dùng hải lộ xuyên Thái Bình Dương.

Đã có nhiều nhà nghiên cứu viết tiếng Tây Ban Nha phát biểu cùng ý kiến với Grasso. Học giả Pedro Bosch Gimpera cho rằng nền văn minh Đông Sơn đã mang lại những hiểu biết về kỹ thuật luyện kim cho vùng Chavin ở Peru.

Edwin Doran nổi tiếng nhờ đã khám phá ra nhiều hiểu biết mới lạ về khả năng vượt đại dương của bè và ghe nhỏ. Ông và Stephen Jett đồng ý với nhau là liên lạc giao tiếp xảy ra trước nhất giữa Á và Mỹ Châu có thể qua phương tiện là những chiếc bè chạy buồm có gắn cây xiếm như thường thấy ở trung phần Việt Nam và Đài Loan.

 

Hình trên: Thuyền Đông Sơn, ngoài 2 mái chèo để lái ra (1), còn có 2 trang cụ như cây xiếm dùng chống giạt (2). Cột buồm nằm ở nửa phần thuyền phía trước (3).

Hình dưới: Ghe Nang ở trung phần Việt Nam với giả thuyết về sự phát triển bánh lái và cây xiếm từ những trang cụ đã có từ cổ thời.

Robert Von Heine Geldern trong suốt một phần tư thế kỷ kể từ 1939, đã viết rất nhiều về giao tiếp Á Mỹ. Ông liệt kê thành hệ thống những điểm tương đồng, lưu tâm khá nhiều đến nền văn minh Đông Sơn, ông cho rằng những dân đi biển ở Đông Á tới Mỹ Châu trước hết.

Kuno Knobl, một phóng viên Đức làm cho đài truyền hình Úc, sau khi thấy “chùm dây buộc nút” (knotted cords – kết thằng) trong viện Bảo tàng ở Huế giống y hệt loại Quipu của Peru, nhìn nhận ra rằng đã có sự giao tiếp trực tiếp giữa hai nơi. Để chứng minh niềm tin của mình là đứng đắn, Knobl đứng ra quyên góp tiền bạc, đóng thuyền buồm theo kiểu cổ thời Đế quốc Nam Việt với thủy thủ đoàn 8 người từ Hồng Kông đi Mỹ Châu. Con hà (teredo), một loại sâu gỗ thân mềm, đục thủng ván gỗ làm hư hỏng vỏ thuyền trước khi tới bờ biển Mỹ Châu, phải nhờ thương thuyền cứu giúp. Sách viết bằng Đức ngữ, nhan đề “Thái Cực”, bản dịch Anh ngữ: Tai Ki, Journey to the Point of No Return.

 

Quipu

Tiến sĩ Gunnar Thompson sáng lập Nu Sun institute, cũng dự trù thiết lập một bảo tang viện về viễn dương, một trung tâm nghiên cứu về một Thái Bình Dương hoà bình và một tờ báo định kỳ, xuất bản mỗi ba tháng. Sẽ có một chuyến hải hành hoà bình tưởng niệm những lần Nu Sun vượt Thái Bình Dương. Cuộc đi này sẽ dùng tàu thuyền kiểu Á Đông, khởi hành từ Đông Dương qua Nhật, Tây Bá Lợi Á, Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ, El Salvador, Guatemala, Nicaragua và trở lại, qua ngả Polynesia.

Thompson viết sách “Nu Sun, Asian American Voyages 500 B.C”, tin tưởng rằng người Á Đông, lãnh đạo bởi những nhân vật huyền thoại như Đô Đốc Nu Sun, đã hải hành tới Guatemala và Honduras khởi sự từ năm 500 TTL, thiết lập một thuộc địa thương mại giữa dân bộ lạc Maya, họ sống thật hoà hợp và giúp phát triển nền văn minh ở Tân thế giới. Công trình biên khảo của tác giả rất công phu, đặc biệt cung cấp nhiều hình vẽ chi tiết, trải dài khắp cả cuốn sách, chứng minh hung hồn sự thật hiển nhiên về giao tiếp Á Mỹ.

Truyền thống hàng hải Cổ Việt, văn minh Đông Sơn được đề cập đến rất nhiều. Theo Thompson, con đường hàng hải Á Mỹ mà cổ nhân sử dụng trên Thái Bình Dương là theo chiều kim đồng hồ, với dòng nước và gió mùa rất thuận lợi cho các tàu thuyền buôn bán qua lại suốt thời gian dài nhiều ngàn năm.

Vì than phục học thuyết xuyên dương của Joseph Needham, Tim Severin đã quyết tâm minh chứng rằng người Á châu đã tới Tân thế giới nhiều ngàn năm trước đây. Nhà văn Ái Nhĩ Lan này rất ưa thích việc khảo cứu hàng hải.

Chiếc bè của Severin được đóng tại Sầm Sơn (Thanh Hoá, Việt Nam) gồm có 220 cây luồng buộc lại với nhau bằng những giây leo trong rừng dài tới 46km, đặc biệt không dùng đến một chiếc đinh nào bằng kim loại. Thủy thủ đoàn gồm có 5 người, trong đó có một người Việt Nam, đã lái chiếc bè này bằng cách điều chỉnh độ nông sâu của 10 chiếc xiếm. Họ đã hải hành qua 5,500 hải lý, tức là gần hết hải trình xuyên Thái Bình Dương 6,500 hải lý thì chiếc bè bị bể.

Tim Severin vượt biển Thái Bình Dương từ Hồng Kông bằng bè Sầm Sơn.

 

Sầm Sơn, nơi chiếc bè được đóng.

 

Bè của Tim Severin.

12 – Những hải lộ thời Hậu Băng Đá

Thủy vận là yếu tố thiết yếu cho nền văn minh nhân loại. Âu Á xem ra khó gặp gỡ nhau, nếu không nhờ những cánh buồm no gió. Và nếu không có bánh lái gắn vào đuôi tàu thuyền, Mỹ Châu có thể vẫn còn là lục địa xa lạ đối với nhân loại sinh sống tại Cựu lục địa.

Tuy vậy còn có nhiều khía cạnh quan trọng hơn nữa về việc chuyển vận trên biển, đặc biệt ngay trong buổi bình minh của văn minh nhân loại.

Năm 1944, R. Buckminster Fuller cho ra mắt một tập tài liệu nhan đề ‘Fluid Geography’ căn cứ vào những quan sát và kinh nghiệm của nhiều năm lái thuyền buồm. Fuller tuyên bố đã khám phá ra những hải lộ con người từng sử dụng hàng chục ngàn năm trước. Những kết quả nghiên cứu này xem như rất lạ vào thời đó và vẫn còn được coi là mới đến hôm nay.

 

 

 

Bản đồ Thế Giới từ 25,000 BC đến 5000 BC (Genographic project)

 

Vào cuối thời Băng Đá, nước biển dâng lên, đồng bằng Sunda bị ngập lụt, theo Meacham, dân cư những vùng thấp chạy lên những vùng đất cao hơn. Dân Việt theo các dòng Hồng Hà (sông Hồng), Tây Giang,Dương Tử lập nghiệp tại vùng Đông Á.

 

Theo Buckminster Fuller, làn sóng di dân cũng đã dùng thuyền bè đi xa tới các đảo Thái Bình Dương, phía Tây qua tận Phi Châu. Tóm tắt các hải lộ di dân của Fuller như sau:

 

– Thế hệ đầu tiên của người đi biển Đông Nam Á, dùng bè thả trôi từ Biển Đông theo những dòng hải lưu đi dọc bờ biển đến những nơi thuận tiện trong vùng.

– Thế hệ thứ hai biết dùng buồm vuông loại căn bản chạy xuôi theo mùa gió Tây Nam vào mùa Hạ và Đông Bắc vào mùa Đông, đến bờ biển Trung Hoa và các đảo Nhật Bản.

– Thế hệ sau nữa, khi biết dùng buồm chạy vát có khả năng đi ngược chiều gió để hải hành đi khắp nơi. Trong giai đoạn này, các loại thuyền hai thân hay có thân phụ outriggers ra đời. Người Đông Nam Á mở ra những hải lộ đi các nơi trên hai đại dương Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trên Ấn Độ Dương, người Đông Nam Á đã đi hết con đường cho đến tận biển Ba Tư và Địa Trung Hải.

 

Thuyết Buckminster Fuller về hải lộ phân tán dân cư: Khi nước biển dâng cao, từ Biển Đông di dân đi ra khắp nơi theo các giai đoạn phát triển của thuyền bè, buồm, xiếm…

Hỗ trợ cho thuyết này là thuyết của Paul Rivet .Nhà ngôn ngữ học này có lẽ là học giả kiên trì nhất trong việc cố gắng thuyết phục mọi người tin tưởng nơi chứng cớ ngôn ngữ khi muốn đi tìm sự thực về mối giao tiếp giữa Cựu và Tân thế giới.

 Trong những công trình nghiên cứu của Rivet, người ta lưu tâm tới một khám phá hoàn toàn mới lạ về tầm quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ hàng hải. Sau khi minh chứng rằng có nhiều giống dân đã “khám phá” Mỹ Châu trước Kha luân Bố, Rivet căn cứ vào phương pháp từ nguyên ngữ học để đưa ra thuyết sau đây: “Từ trung tâm vùng Đông Nam Á, một thứ ngôn ngữ được truyền bá đi bằng đường hàng hải đến khắp nơi như Nhật Bản, Tasmania, Địa trung Hải, Phi Châu và Mỹ Châu”.

Cuốn sách này lấy những từ ngữ Sumérien làm mốc rồi tìm một chuỗi danh từ tương đương của các thứ tiếng Melanesian, Polynesian, Indonesian, Munda, Mon-Khmer (Việt Nam), Australian, Tasmanian và Ainu để so sánh và đi đến kết luận rằng Đông Nam Á chính là nơi xuất xứ những chuỗi từ ngữ đó.

 

 

13 – Nhớ về các chuyến vạn lý xuyên dương

Chúng ta đồng ý với học giả Buckminster Fuller trong câu phát biểu có tính chất triết lý của Ông như sau: những dân tộc Đông Nam Á đứng biệt lập với những giống dân khác vì họ được thiên nhiên ban phát cho cái bản năng của dân nước, dân thuyền. Họ đã từng nắm được chân lý về sự kết hợp nhẹ nhàng trong các kiến trúc (principle of lightweight structural tensioning) áp dụng vào đời sống.

Nền văn học dân tộc, theo đúng nghiã phải phản ảnh các sinh hoạt của dân tộc ấy. Tuy vậy văn học nước ta đã có một khoảng trống quá lớn về Hàng hải. Ngày xưa, nền văn hoá “Nước” tiên tiến đã khởi sự tại vùng quê hương chúng ta, cho đến nay, sinh hoạt sông biển vẫn tiếp tục quan trọng biết nhường nào.

Vũ Hữu San

 

July 31, 2009 Posted by | Uncategorized | , , , , , , , , , | Leave a comment

Bai 23: Van hoa Dong Son

Văn hóa Đông Sơn – 85 Năm phát hiện và nghiên cứu 

Nguyễn Quốc Bình (9/5/2009) (Doremon360 bổ sung thêm tư liệu và hình ảnh)

 

Văn hoá Đông Sơn được đặt tên theo di tích khảo cổ Đông Sơn tìm được năm 1924 ở xã Đông Sơn thuộc vùng sông Mã, tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam.

Những cuộc khai quật Đông Sơn đầu tiên được tiến hành từ năm 1924 đến năm 1932 dưới sự điều khiển của L. Pajot, một viên chức thuế quan và cũng là người sưu tầm cổ vật ở Thanh Hoá. Trong bản báo cáo năm 1929 về các chuyến khai quật kể trên, ông V. Goloubew, một học giả Pháp thuộc trường Viễn Đông Bác cổ, đã mệnh danh đó là: “Thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ” để ám chỉ nền văn hoá khảo cổ mới được khám phá này. Thuật ngữ “Văn hóa Đông Sơn” được nhà khảo cổ học người Áo R. Heine – Geldern đề xuất lần đầu tiên năm 1934. 

 

Đèn đồng Đông Sơn.

 

Công cuộc nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam từ năm 1954 đến nay đã xác định được rõ ràng Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt, tồn tại khoảng gần một thiên niên kỷ, từ thế kỷ VIII trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ I sau Công Nguyên. Tuy nhiên ở nhiều nơi thuộc khu vực nền văn hoá này còn có thể kéo dài tới thế kỷ II – III sau Công Nguyên.

Văn hoá Đông Sơn ra đời là kết quả của sự hội tụ của nhiều văn hoá rực rỡ trước văn hoá Đông Sơn thuộc thời đại đồng thau trong quá trình chiếm lĩnh vùng đồng bằng các con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng. Phạm vi phân bố của nền văn hoá Đông Sơn trên cơ bản là trong phạm vi ở miền bắc Việt Nam. Sự ra đời của kỹ thuật đồ sắt của thời kỳ này đã giúp cho kỹ thuật luyện đồng thau được hoàn thiện, đồ đồng thau Đông Sơn phát triển rực rỡ. 

Trống đồng Đông Sơn ghi dấu khắp nơi tại Đông Nam Á.

Có khoảng 500 di tích đã được biết đến của văn hoá Đông Sơn hiện tồn tại ở Việt Nam, từ biên giới của Việt Nam với Trung Quốc về phía Bắc; với Lào ở phía Tây; và tỉnh Quảng Bình ở phía Nam. Trong đó bao gồm đủ các di tích khảo cổ tiêu biểu như các di chỉ cư trú; di tích mộ táng; di chỉ – di tích cư trú – mộ táng; di tích xưởng, di chỉ – di tích cư trú – xưởng; và nhiều nhất là các di tích tìm thấy hiện vật lẻ tẻ. Tỉnh phát hiện được nhiều di tích nhất là Thanh Hoá, với 80 địa điểm. Vùng đồng bằng sông Hồng có gần 130 di tích, trong đó một phần ba ở tỉnh Hà Tây. Ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vùng sông Cả, địa phận cực nam của văn hoá Đông Sơn, có tới 54 di tích.

Các cuộc nghiên cứu khảo cổ ở Việt Nam từ năm 1954 đến nay đã xác định được là nền văn hoá Đông Sơn với chủ nhân là Âu Lạc cổ đã tồn tại được gần một thiên niên kỷ, từ cuối thời đại đồng thau sang thời đại đồ sắt. Bước chuyển sớm nhất từ văn hoá Quỳ Chử, nền văn hoá trước Đông Sơn trên thực tế đã diễn ra ở đồng bằng sông Hồng. Kết quả các xét nghiệm C.14 trên các mẫu tro than lấy từ tầng địa chất Đông Sơn sâu nhất ở các khu Đồi Đà và Chùa Thông, tiêu biểu của vùng sông Hồng là 2704   90 (ZK 305) và 2655   90 (ZK 309).

Như vậy người ta có thể xác định được văn hoá Đông Sơn ở vùng này bắt đầu từ khoảng thế kỷ VIII – VII trước Công Nguyên. Ở vài nơi trong vùng, các chuyên viên khảo cổ đã khai quật được những nông cụ bằng sắt và dấu tích của sự luyện sắt trong tầng lớp văn hóa Đông Sơn sớm. Ở vùng sông Mã giai đoạn chuyển tiếp từ Quỳ Chử sang Đông Sơn có phần muộn hơn, vào khoảng thế kỷ VII – VI trước Công Nguyên.

 

Lưỡi cày đồng.

Văn hoá Đông Sơn phân bố rộng nhưng vẫn mang tính thống nhất rất đậm nét. Trải qua 85 năm nghiên cứu, ngày nay chúng ta hiểu rằng đó là sự thống nhất giữa người Lạc và người Âu trong khối Việt cổ ở Đông Nam Á cổ đại. Môi trường và cảnh quan sinh thái của những vùng phân bố di tích Đông Sơn rất thuận lợi cho cuộc sống của con người khiến cho nhiều di tích văn hoá Đông Sơn được con người sử dụng kế thừa liên tục trong suốt 2000 năm (môi trường tối ưu đối với những người thuộc nền văn minh trồng lúa nước).

Sự thống nhất được thể hiện rõ nhất là sưu tập đồ đồng Đông Sơn. Một biểu tượng nổi bật của nền văn hoá Đông Sơn là trống đồng với kỹ thuật chế tạo vô cùng tinh xảo. Văn hoá Đông Sơn đã sản sinh trống Đông Sơn, nhưng không phải chỉ có người Đông Sơn mới dùng và đúc trống Đông Sơn, cho nên ngoài trống Đông Sơn ra tính thống nhất được thể hiện rõ nét hơn đó là những chiếc rìu lưỡi xéo hình bàn chân hay hình dao xén của thợ giầy, những chiếc dao găm đốc hình thuẫn, hình củ hành.

Trồng đồng Sông Đà.

Rìu đồng lưỡi hài, gót vuông.

 

Đặc biệt là những chiếc dao găm có cán được đúc thành khối tượng người đứng với hai tay chống nạnh, những đồ đựng bằng đồng như: những chiếc thạp, thố có hoa văn trang trí như hoa văn trang trí trên trống đồng.

Dao găm đồng Đông Sơn.

Thạp đồng Đào Xá.

Các đồ đồng khác thuộc vào các bộ hiện vật của công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, nhạc khí, đồ trang sức nghệ thuật cũng rất dễ nhận biết tính Đông Sơn của nó thông qua những biểu hiện bên ngoài như hình dáng, và hoa văn trang trí.

Vật dụng bằng đồng.

 

Rìu đồng Đông Sơn.

Một số loại kiếm đồng Đông Sơn

 

Giáp chân giáp tay bằng đồng.

 

Giáp ngực bằng đồng.

 

Lãy nỏ và kiếm đồng.

Lãy nỏ bằng đồng.

Với kỹ thuật luyện kim độc đáo của người Đông Sơn, lớp bụi thời gian phủ trùm lên các hiện vật này đã tạo nên lớp áo gỉ đồng mang màu sắc đặc biệt khiến chúng không thể nào lẫn với các hiện vật được chế tạo ở các trung tâm đúc đồng khác.

Tính thống nhất của văn hoá Đông Sơn là một sự thống nhất trong đa dạng. Bên cạnh sự thống nhất cao, trên phạm vi rộng, sự khác biệt chỉ mang tính địa phương, khu vực. Có thể phân chia văn hoá Đông Sơn thành các loại hình địa phương trong một sự thống nhất chung như:

Loại hình văn hoá Đường Cồ, hay loại hình văn hoá Sông Hồng.

Loại hình văn hoá Đông Sơn hay loại hình văn hoá Sông Mã.

Loại hình văn hoá Làng Vạc hay loại hình văn hoá Sông Cả.

Sự khác biệt địa phương có nguyên nhân sâu xa từ những nguồn gốc khác nhau của văn hoá Đông Sơn, trong quá trình ra đời trên cơ sở những nền văn hoá tiền Đông Sơn ở lưu vực các con sông lớn trong khu vực. Tính đa dạng đồng thời cũng là kết quả ứng xử của người Đông Sơn với các môi trường, vùng vi sinh thái khác nhau.

Sự đa dạng của đồ đồng Đông Sơn đã phản ánh sự khác biệt địa phương của văn hoá Đông Sơn. Tuy cùng một loại hình hiện vật nhưng các vùng khác nhau hình dáng của chúng cũng rất khác nhau.

  

Có thể kể ra đây một vài trường hợp để làm ví dụ:

Những chiếc rìu lưỡi xéo ở vùng sông Hồng có hình bàn chân hay chiếc ủng, nhưng những chiếc rìu lưỡi xéo ở vùng sông Mã lại có hình dao xén của thợ giầy.

Cùng là loại giáo có họng tra cán nhưng giáo của vùng sông Hồng thường có phần họng ngắn hơn phần lưỡi, mặt cắt ngang của lưỡi là một hình thoi biến dạng. Trong khi đó, giáo của vùng sông Mã lại có mặt cắt ngang là hình thoi cân đối, nhiều chiếc còn có thêm những lỗ thủng. Loại giáo hình lá mía có chuôi tra cán có thể nói rằng đó là sản phẩm riêng của vùng sông Mã.

Một số loại giáo đồng Đông Sơn.

Những hiện vật được tạm gọi là lưỡi cày ở vùng sông Hồng có hình lá trầu hay hình tim, kích thước lớn, nhưng ở vùng sông Mã lại có hình chân vịt, vùng sông Cả có hình tam giác.

Những nông cụ làm đất khác cũng mang đặc trưng vùng miền rất rõ nét như loại thuổng, xẻng của loại hình sông Hồng to khoẻ; của loại hình sông Cả thì nhỏ và mảnh hơn.

Sự khác biệt về tỉ lệ của những hiện vật cùng loại ở các vùng cũng là những biểu hiện góp phần làm nên đặc trưng cho từng loại hình. Kết quả của những cuộc khai quật mộ táng cho thấy cư dân ở lưu vực sông Cả thích dùng dao găm hơn ở vùng sông Mã và sông Hồng.  

Giai đoạn cuối của văn hoá Đông Sơn được đánh dấu bằng sự xuất hiện ngày càng nhiều của các hiện vật và yếu tố ngoại lai, thí dụ như đồ minh khí tùy táng bằng đồng thau thay vì chỉ bằng gốm, gỗ trước đó, trong khi đồ đồng bản địa khác biến mất dần trong các mộ táng địa phương. Hiện tượng này tăng lên cùng chiều với sự bành trướng của người Hán xuống phía Nam. Ở các địa bàn văn hoá sông Hồng và sông Mã điều này xảy ra vào khoảng thế kỷ I sau Công Nguyên. Nhưng sâu hơn về phía Nam, ở lưu vực sông Cả, văn hoá Đông Sơn còn kéo dài đến các thế kỷ II – III.

Có thể nói là những người thợ kim khí Đông Sơn đã hoàn toàn làm chủ được kỹ thuật của họ trong tất cả các lĩnh vực của quá trình đúc đồng. Thành phần chính của đồng thau Đông Sơn là đồng, chì, thiếc. Hợp kim của đồng với tỉ lệ chì cao đã trở thành nét độc đáo của cổ đồng Đông Sơn. Kỹ thuật luyện kim và hợp chất đồng đặc biệt này đã được sử dụng một cách đồng nhất trong toàn địa bàn phân bố của văn hoá Đông Sơn, từ vùng đất cao Âu Việt cho đến vùng đồng bằng Lạc Việt của cư dân Âu Lạc thời cổ. Chỉ thỉnh thoảng lắm mới có biệt lệ, thí dụ như chiếc trống đồng Thượng Nông và các nông cụ bằng đồng tìm được ở Cổ Loa gần Hà Nội.

 Dựa theo chủng loại và chức năng, các loại đồ đồng thau sử dụng trong khu vực văn hoá Đông Sơn được phân thành 7 nhóm sau đây:

1- Vũ khí: Lưỡi giáo, mũi tên, dao găm, đoản kiếm, rìu chiến, qua, giáp che ngực, vật dụng đeo binh khí, cung và nỏ.

2- Dụng cụ sản xuất: Rìu, cuốc, thuổng, lưỡi cầy, lưỡi liềm, dùi, đục, dũa.

3- Dụng cụ sinh hoạt: Thạp, thố, bình, âu, khay, đĩa, chậu, lọ, ấm, muôi, đèn dầu, cốc trầm.

4- Nhạc cụ: Chuông, lục lạc, trống. Ngoài ra còn có các nhạc cụ như khèn, chiêng, cồng chỉ tìm thấy trong phần trang trí trên các trống, thạp, hoặc các hình tượng nhỏ.

5- Đồ trang sức: Vòng tay, vòng chân, vòng tai, khóa thắt lưng.

6- Hình tượng nhỏ: Thường là các tượng người hay thú đúc nhỏ để gắn trên các hiện vật khác, dùng để trang trí, vừa có công dụng cầm tay hoặc làm móc chặn.

7- Hiện vật minh khí: Đồ thu nhỏ dùng để tùy táng, với hầu hết các vật dụng bằng đồng thau điển hình dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Kỹ thuật đúc các đồ đồng này thường sơ sài, mỏng manh.

 

Chuông đồng có hình voi.

Chuông đồng Đông Sơn.

Một số loại chuông đồng Đông Sơn.

Lọ đồng.

Nhẫn đồng có hình trâu.

Một số loại vòng, kiềng trang sức bằng đồng.

Khóa thắt lưng bằng đồng trang trí hình rùa.

Vật dụng cùng chủng loại ở mỗi địa phương có khác nhau về hình dáng và hoa văn trang trí. Hình dạng của chúng được biến cải cho thích hợp với môi trường thiên nhiên sinh thái của từng vùng. Có ba loại hình dạng và hoa văn trang trí chủ yếu, được tập chung vào ba con sông chính trong phạm vi tồn tại của văn hóa Đông Sơn.

1- Loại hình Đường Cồ, sông Hồng.

2- Loại hình Đông Sơn, sông Mã.

3- Loại hình làng Vạc, sông Cả.

Mối giao lưu trao đổi của văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa láng giềng một mặt góp phần làm tăng thêm những sắc thái địa phương của các loại hình trong quá trình phát triển và hội tụ của nền văn hóa, nhưng mặt khác cũng khẳng định tính cởi mở của người Đông Sơn về sự hòa nhập với các nền văn hóa lân cận.

Phong cách họng lõm ở một số giáo, ở những chiếc rìu chiến, thuổng – mai, kiểu dao găm lưỡi lượn gấp khúc, kiểu dao găm có cán là các khối tượng động vật, khóa thắt lưng, các tượng tròn, tượng bẹt là kết quả học tập của văn hóa Đông Sơn từ các nền văn hóa của các cư dân chuyên chăn nuôi của văn hóa Điền. Những âu có chân, chậu đồng, bình đồng là những hiện vật mà người Đông Sơn đã học từ người Hán nhưng đã biết khéo léo kết hợp những trang trí ưa thích của mình như những đường văn thừng nổi, người trang sức lông chim cách điệu, ngôi sao – mặt trời ở trung tâm các đồ vật. Đồ đồng của nền văn hóa Điền, Hán đã làm phong phú thêm chủng loại hiện vật của văn hóa Đông Sơn. Các khóa thắt lưng do người Đông Sơn chế tạo được gắn thêm các lục lạc trang trí. Những con thú dữ như voi, cọp trên cán dao găm hoặc vòng trang sức của người Điền đã được biến cải thành hiền hòa, dễ mến trong đồ đồng Đông Sơn.

Trong khi văn hóa Đông Sơn tiếp thu những ảnh hưởng từ bên ngoài thì ngược lại, ảnh hưởng của nó cũng lan tỏa đến các vùng văn hóa khác.

Ra ngoài địa phận Việt Nam, ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn cũng đã được nhận ra, trải từ miền Nam Trung Quốc đến các hải đảo phía dưới Đông Nam Á.

Trống đồng Đông Sơn tại Selayar, Indonesia.

Ở các tỉnh miền Nam và duyên hải Nam Trung Hoa, số lượng trống đồng cổ có hoa văn trang trí hình người đội lông chim cách điệu, hình thuyền đi biển, chim lạc và những trang trí hình học đặc biệt của văn hóa Đông Sơn được phát hiện không ít.

Các đồ đồng thau với hình dạng đặc trưng của loại hình sông Hồng như rìu hình bàn chân có hoa văn trang trí hình người hóa trang, rìu gót vuông có trang trí ở họng, dao găm có cán là khối tượng người, rìu hình lưỡi câu có hoa văn hình học, đã được tìm thấy trong khắp vùng hạ lưu sông Dương Tử.

Lao có chuôi tra cán hình ngòi bút, lưỡi cuốc đồng hình chữ U đặc biệt của loại hình sông Hồng đã được sử dụng rộng rãi lan đến tận vùng Bắc sông Trường Giang (sông Dương Tử). Các loại rìu chiến lưỡi xéo, hay gót vuông họng lõm, lưỡi giáo tam giác có lỗ để treo các khối tượng người nhỏ, loại lưỡi cày hình tim đã được dùng rộng rãi trong văn hóa Điền ở Vân Nam. Những đồ đựng ốc tiền bằng đồng thau của vùng văn hóa Điền có xuất xứ từ miền duyên hải Việt Nam.

Trong địa bàn văn hóa Sa Huỳnh phía Nam, lưỡi giáo và rìu Đông Sơn được tìm ra ở các vùng Tam Kỳ, Điện Bàn. Trống đồng Đông Sơn tuy chưa được tìm ra trong các di tích khảo cổ Sa Huỳnh, nhưng chúng đã có mặt ở nhiều nơi trong địa bàn thuộc văn hóa này.

Đặc biệt những năm gần đây ở vùng Tây Nguyên phát hiện được một số lượng lớn các trống loại I Hêgơ, chứng minh sức lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn, cũng như tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa này.  

Trống đồng Đông Sơn ở Tây Nguyên.

Dù ở trong hay ngoài phạm vi phân bố văn hóa Đông Sơn, đồ đồng Đông Sơn vẫn dễ nhận ra được với màu sắc rỉ đồng, hình dáng, và các hoa văn trang trí đặc biệt. Đấy là các dấu ấn khó lầm lẫn được của nền văn hóa Đông Sơn độc đáo. Vậy nên có thể nhận xét rằng đồ đồng Đông Sơn, thời đại vàng của Nghệ thuật Việt Nam. Văn hóa Đông Sơn thống nhất đã hình thành nên bản sắc văn hóa thống nhất. Trong cả một thiên niên kỷ mà văn hóa Đông Sơn tồn tại, trên khắp lục địa Á – Âu, những sự thăng trầm đầy kịch tính của các nền văn hóa khảo cổ cũng đồng thời là một thực tế lịch sử. Sự tồn tại sống động và phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn đã làm nên bản lĩnh Đông Sơn.

Nguyễn Quốc Bình.

July 8, 2009 Posted by | Uncategorized | , , , , , , , , , , | Leave a comment

Bai 22: Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

 
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 
.
(Tổng hợp từ bài viết của tác giả Thùy Mai Dung Nguyen design, bổ sung thêm tư liệu và hình ảnh sưu tầm)

.

Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt.

.

Áo dài Việt Nam – những chặng đường lịch sử.   

Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm (2879.BC-258.BC):

 
Trang phục Việt cổ thể hiện trên kiếm đồng Đông Sơn.
. 

Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng (40-43.AD) đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưa tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân.

Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam.

Áo dài tứ thân.

.

Trong sách “Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine”, xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: “Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu… Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt…”

Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.

 
Tượng Ngọc Nữ (thế kỷ 17)

Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.

Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau
đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 – 3cm.

 
 

Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 – 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để diện chuỗi hột trang sức nhiều vòng.

 

Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.

 

Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.

 

Những cách tân đầu tiên

Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.

Thiếu nữ Hà Nội xưa với áo dài Lemur
.

Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.

Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60, áo dài bắt đầu được may chít eo, eo áo cắt cao lên. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp. Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

(Doremon360 tổng hợp từ bài viết của tác giả Thùy Mai Dung Nguyen design, bổ sung thêm tư liệu và hình ảnh sưu tầm)

.

 

Phục lục : Một vài hình ảnh áo dài Việt Nam xưa và nay:

 

 

free counters

 

November 2, 2008 Posted by | Uncategorized | , , , , , , , , , | 25 Comments

Bài 21 : Di truyền học và sự di cư của người hiện đại

 

Di truyền học và sự di cư của người hiện đại
.
Doremon360

.

         Entry này Doremon360 xin giới thiệu bài báo (nguyên bản tiếng Anh) đăng trên tạp chí Scientific American, July 2008, với tựa đề “Traces of a distant past”. Các bạn có thể xem bản scan ở phần dưới của entry này. Entry này là phần tiếp theo của loạt bài mà Doremon360 đã post về nguồn gốc dân tộc Việt Nam : bài 8, 9, Genographic project.

         Như vậy kết quả di truyền học hiện đại đã khẳng định người Việt Nam có xuất xứ bản địa, chính là người hiện đại di cư từ châu Phi đến khu vực Đông Nam Á và định cư tại đồng bằng Sông Hồng trước tiên (M175) :

.

 

 

Bản đồ từ Genographic project :

  

         Một lưu ý nhỏ là bản đồ Gen nói về quá trình lan tỏa của người hiện đại trên các châu lục, không nên hiểu lầm là bản đồ nói về nguồn gốc các dân tộc, vì thực ra thời kỳ con người hiện đại bắt đầu tỏa đến các châu lục thì các quốc gia chưa hình thành, chỉ khi họ định cư và phát triển tại những khu vực khác nhau trong một thời gian dài thì mới hình thành các nền văn hóa, các dân tộc khác nhau, sau đó mới đến quá trình giao lưu qua lại giữa những quốc gia. Điều quan trọng là sự phát triển liên tục qua các giai đoạn của nền văn minh Lạc Việt (M175 à Hoabinhian à Phùng Nguyên à Đông Sơn) đã chứng tỏ tính bản địa của cư dân và văn hóa tại đây.

         Theo Doremon360 thì khu vực định cư nguyên thủy không những gồm đồng bằng sông Hồng mà còn cả Tonkinland, tức là đồng bằng vịnh Bắc Bộ.

  

Tonkinland, thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ với những ao hồ và sông ngòi cổ xưa.

Địa hình bán đảo Đông Dương.
.
.

         Phần phụ lục của entry này sẽ tóm lược những giai đoạn phát triển của nền văn hóa bản địa tại Việt Nam cũng như một vài hình ảnh về trang phục phục chế của cư dân Lạc Việt thời Đông Sơn.

         Sau đây là bản scan của bài báo đã nói đến ở trên :

.

Phụ lục :

         Tóm tắt một số nét chính về các giai đoạn phát triển của nền văn hóa bản địa tại Việt Nam :

.

1/Văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình (20.000 BC – 10.000 BC) : (Xem thêm bài 1, 7)

 .

2/Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn (4000.BC – 800.BC) : (Xem thêm bài 6, 15, 19, 20, Bộ sưu tập ảnh văn minh Đông Sơn)

.

Trang phục Đông Sơn phục chế :

         Dựa vào các hiện vật khảo cổ của thời đại Đông Sơn, các nhà thiết kế đã khôi phục lại trang phục của cư dân Việt cổ :

 

.

Trang phục Lạc Long Quân, Âu Cơ tại buổi trình diễn “Huyền Thoại Đông Sơn” :

.

 Những trang phục này có thể bổ sung thêm những hiện vật khảo cổ đặc sắc như :

Giáp tay giáp chân bằng đồng :

 

Khóa thắt lưng bằng đồng trang trí tượng rùa :

Tức là nam còn mặc áo bên trong lớp giáp bằng đồng trước ngực và đeo khóa thắt lưng.

Nữ còn đeo khuyên tai bằng đá, vòng tay bằng đồng :

 
.
Mão lông đội trên đầu có thể tham khảo màu sắc của đuôi công :
.
Một số hiện vật cổ Đông Sơn :
Muôi đồng
.
Rìu đồng
.
Trống đồng có tượng cóc
.
Bình rượu bằng đồng hình con hươu
.
Mảnh giáp bằng đồng
.
Muôn vàn các loại trống đồng
.
Thạp đồng
.
Họa tiết trên mặt trống đồng
.
Chuông đồng
.
 Chuông, thạp, vòng tay, giáp tay chân, trang sức bằng đồng.

August 27, 2008 Posted by | Uncategorized | , , , , , , , , , | 21 Comments

Bài 20 : Chữ Việt cổ (P.2)

Chữ Việt cổ

.

(Doremon360 tổng hợp từ bài viết của 2 tác giả Đỗ Quang và Quang Hoà, bổ sung thêm tư liệu và hình ảnh)

Người Việt ta lập nước rất sớm, nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương đã có thầy giáo và học trò, điều đó chứng tỏ dân tộc ta đã có chữ, nhưng đó là thứ chữ gì ? Trong hơn một chục năm gần đây, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được đặt ra trên tinh thần nghiêm túc và khoa học trong các hội nghị nghiên cứu thời kỳ các vua Hùng.

Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái tông ghi: “Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần qui, bối hữu Khoa đẩu” nghĩa là thời vua Nghiêu nước Việt Thường tặng rùa thần nghìn tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu.

Theo cổ sử Trung Quốc “vào thời Vua Nghiêu ( năm 2357 trước công nguyên) có sứ giả Việt Thường đến kinh đô tại Bình Dương (phía bắc sông Hoàng Hà – tỉnh Sơn Tây ngày nay) để dâng một con thần quy, vuông hơn ba thước, trên lưng có khắc chữ Khoa Đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau”. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch.

Sang thế kỷ 20, nhờ khảo cổ học và các môn khoa học khác phát triển, cung cấp nhiều bằng chứng khoa học mới về sự tồn tại của chữ Việt cổ. Năm 1979 Giáo sư Hà Văn Tấn phát hiện trên một công cụ bằng đồng – mà các nhà khảo cổ học quen gọi là lưỡi cày hình cánh bướm, đặc trưng cho vùng sông Mã – có hai kí hiệu ở hai bên họng tra cán. Hai kí hiệu này do hai bên không đối xứng nhau, ít có khả năng là hoa văn trang trí, nhiều khả năng là chữ viết. Những chữ việt cổ còn được phát hiện trên nhiều hiện vật khảo cổ khác.

Trên bốn chiếc qua đồng Đông Sơn có chạm khắc 28 ký tự. Đó là những ký tự Việt cổ mà cho đến nay chưa giải mã được.

Ngược dòng thời gian, năm 1930 một hiện vật gốm quý hiếm được M-CoLan phát hiện dưới chân vách đá Lan Gan ở Hoà Bình. Ban đầu người ta chỉ coi chúng là vật trang sức, “không có công dụng thực tế, không rõ để làm gì …” . Đây là những chữ cổ có tuổi khảo cổ học một vạn năm, thuộc nền văn hoá đồ đá giữa Hòa Bình (xem thêm bài 7: Văn hoá Hoà Bình – Hoabinhian) và trong đó có chữ thứ 2 giống chữ Sĩ của Hán tự ngày nay, phát hiện này trong thời gian dài đã làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu, vì nó có trước Chữ Giáp cốt Ân – Thương (1392 – 1122 – Tr. CN) khoảng 6000 năm. Lúc đó cả tộc danh Hoa Hạ và chủng Trung Mông -gô lô-ít đều chưa có mặt (xem thêm bản đồ Migration patterns of early HumansM175 từ Genographic project).

Sử cũ cho biết, sau khi nước Nam Việt của Triệu Đà bị người Hán xâm chiếm, văn hóa của Việt tộc bị thi hành chính sách đồng hoá. Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp sang ta bắt đốt hết sách, nhà nào cất giữ thì bị giết hại. Cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, sau này cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15…, Với chính sách đó thì chữ “Khoa Đẩu” của người Việt cổ và có thể cả chữ “tượng hình” sơ khai của thời Văn Lang, Âu Lạc, sau một ngàn năm bị đô hộ, tưởng rằng đã bị xoá sạch là điều dễ hiểu.

Trong tập: Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ, do Viện Văn hoá in năm 1986, Giáo sư Lê Trọng Khánh đã dẫn chứng: Nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa đẩu thời Phục Hy- Thần Nông để ghi tiếng dân tộc mình. Như vậy, dân tc Kinh – Lạc Việt lại không còn văn bản hay sao? Riêng ở Việt Nam, chữ khoa đẩu được dùng lâu hơn. Mãi đến đời Sĩ Nhiếp vẫn còn, tuy Sĩ Nhiếp cấm đoán nhưng nhân dân ta vẫn dùng.

Nhiều nhà nghiên cứu, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm… cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu… đều khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng. Chữ Việt cổ được phát hiện ngày một nhiều trên nhiều hiện vật khảo cổ, được khắc trên đá, trên xương thú, trên đồ đồng như vũ khí, trống đồng cổ và phân bố rộng khắp lưu vực có người Việt sinh sống.

Chữ Việt cổ trên thân trống đồng Lũng Cú

Chữ cổ trên bãi đá cổ Sapa

Một số văn bản có chữ Việt cổ tìm được tại Sơn La :

Gần đây Nhóm nghiên cứu Chữ Việt cổ và giáo dục thời Hùng Vương, do nhà văn Khánh Hoài- Đỗ Văn Xuyền lãnh đạo đã có những khám phá rất quan trọng. Một trong những kết quả nghiên cứu của Nhóm là phát hiện ra một bộ chữ Việt cổ được lưu giữ ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Các nhà khoa học cho rằng văn tự này có thể là một biến thể của chữ “Khoa đẩu” hay “Hoả tự” đã ghi trong cổ sử. Thứ chữ đã tồn tại trong nền văn hoá tiền Việt – Mường. Do không được sử dụng phổ biến, bộ chữ này bị đóng băng, không phát triển theo kịp những biến âm trong tiếng nói người Việt hiện đại. Đến thế kỷ 16 khi đạo thiên chúa truyền vào nước ta, một nhóm trí thức người Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc ngữ mà ta đang dùng ngày nay.

Thầy Xuyền và một số chữ Việt cổ được phát hiện tại các khu vực khác nhau.

Một số khu vực phát hiện dấu tích chữ Khoa đẩu.

.

Vào năm 1903 Tổng đốc Thanh Hóa lúc ấy là Vương Duy Trinh công bố việc tìm ra một văn bản viết bằng thứ chữ lạ, trông như những ngọn lửa vờn cháy mà ông gọi là chữ Hỏa tự. Dựa vào những chữ Hán ghi chú bên cạnh ông dịch được nội dung, thì ra đây là một bài thơ có tựa đề “Mời trầu” có nội dung ca ngợi tình yêu.

Vương Duy Trinh cho rằng, đây chắc chắn là chữ của tổ tiên ta từ thời các vua Hùng nay vẫn còn truyền lại và lưu hành trong một bộ phận nhỏ xã hội. Theo nghiên cứu của Ông thì:”Thập châu là vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thứ chữ này“.

Cách đây hơn một thế kỷ, Phạm Thận Duật, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, trong thời gian làm Tri châu ở Tây bắc (khoảng năm 1855) đã phát hiện nhiều bộ chữ mà Ông cho là chữ Thái thổ tự , trong đó có một bộ chữ cái có kèm ghi chú chữ Hán. Theo mô tả của Ông, thứ chữ này được viết theo chiều ngang, bộ chữ gồm 18 thể chữ cái theo vần bằng, 18 thể chữ cái theo vần trắc. Còn ở Châu Mai Sơn, Châu Minh Biên có bộ chữ gồm 17 thể chữ cái theo vần bằng, 15 thể chữ cái theo vần trắc. Ngoài ra còn 11 chữ và nét phụ ở 04 bên mà Ông gọi là “tứ bàng phụ họa, sử dụng 03 thể chữ cái đảo lên, lộn xuống, ghép lại với nhau thành từ, thì đều có thể thông với văn tự Trung châu” (tức là có thể chuyển ngữ cho chữ Hán).

Theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền: Bộ chữ do Phạm Thận Duật mô tả là bộ chữ không có dấu, trong đó 17 chữ vần bằng là phụ âm, đi với thanh không. 16 thể chữ theo vần trắc là phụ âm đi với thanh huyền. 11 nét phụ (tứ bàng phụ họa) cho những từ vần bằng chính là nguyên âm. Sau nhiều năm khảo sát ở nhiều miền trong cả nước, ông sưu tầm được một khối lượng lớn tư liệu về chữ Việt cổ, và khu biệt được một bộ chữ gồm 47 chữ cái mà Ông tin chắc là chữ Việt cổ, vì bộ chữ này thỏa mãn được 03 tiêu chuẩn kiểm tra ký tự của một dân tộc, được các nhà khoa học đề ra, đó là:

– Có ghi lại được đầy đủ tiếng nói của dân tộc đó không ?

– Những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc có thể hiện qua các đặc điểm của ký tự đó không ?

– Có giải quyết được các “nghi án” về ngôn ngữ, ký tự của dân tộc đó trong quá khứ ? (Chứng minh bằng các cuộc kiểm tra thực tế ở các địa phương, bằng cách dịch lại các văn bản còn tồn nghi và đọc các văn bản cổ mới sưu tầm)

Đây là bộ chữ ghi phát âm của tiếng nói (không phải chữ tượng hình nguyên thuỷ) có cấu tạo gần với hệ chữ La Tinh của phương Tây, nên rất dễ học. Tuy nhiên bộ chữ này có một nhược điểm là những chữ nguyên âm luôn thay đổi vị trí. Phải mất nhiều năm nghiên cứu ông mới tìm ra quy luật – Quy luật đặt vị trí nguyên âm theo đạo lý người Việt (ví dụ từ trời nguyên âm đặt phía trên, từ đất nguyên âm đặt phía dưới. Tương tự các từ cha, con nguyên âm đặt phía trước hoặc sau). Để thuộc bảng chữ cái và nắm được quy luật ghép vần , người ta có thể học sử dụng được bộ chữ này để đọc, viết trong khoảng thời gian 7-10 ngày. Nhóm nghiên cứu đang đang tập trung nghiên cứu để một ngày gần đây chứng minh giả thiết cho rằng, những nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công La Tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ. Chính trong cuốn “Từ điển Việt Bồ La”, Alexandre de Rodes đã viết: “Đối với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3 tuần, anh ta đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ”. Theo thầy Xuyền thì “cách đọc các từ” đó nhiều khả năng là thứ chữ Việt cổ !

Hịch khởi nghĩa của Hai Bà Trưng kêu gọi cả nước khởi nghĩa giành độc lập, mùa xuân năm 40, được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ .

Một số bài thơ được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ :

(Doremon360 tổng hợp từ bài viết của 2 tác giả Đỗ Quang và Quang Hoà, bổ sung thêm tư liệu và hình ảnh)

.

June 4, 2008 Posted by | Uncategorized | 42 Comments

Bài 20 : Chữ Việt cổ (P.1)

Hệ thống giáo dục thời Hùng Vương

Cách đây chưa lâu, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta thường được nghe thầy cô giảng về lịch sử 4000 năm của dân tộc. Nhiều sách viết về lịch sử, hầu hết đều cho rằng Việt Nam có nền văn hiến 4000 năm.Thực ra cách đây 5.000-6.000 năm, cộng đồng các cư dân Việt cổ đã sinh tụ và phát triển trên một lãnh thổ rộng lớn (Xem thêm bản đồ Migration patterns of early HumansM175 từ Genographic project). Sử sách nước ta và nước ngoài từ xưa và hiện nay đều xác định rõ niên đại của triều đại Hồng Bàng, với Quốc hiệu Văn Lang là từ năm 2.879 trước Công nguyên (nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương – Hùng Vương 1) đến năm 258 trước Công nguyên (kết thúc triều đại của chi thứ 18), cũng được gọi là Kỷ Hồng Bàng, thời đại các Vua Hùng.Thời kỳ này, nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, lúa nước đã khá phát triển với kỹ thuật đồ đồng, những trống đồng nổi tiếng mà hơn trăm năm qua đã tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước ta hiện nay và lãnh thổ nước Văn Lang xa xưa. Theo Khảo cổ học thì ở Việt Nam lúa nước đã có từ 10.000 năm về trước (Xem thêm bài 7: Văn hoá Hoà Bình – Hoabinhian) và đồ đồng đã phát triển khoảng cách đây 5.000 năm (Xem thêm bài 15 : Đồ đồng cổ Đông Sơn) .Thành tựu khảo cổ học, chủng tộc học, v.v…về cư dân Việt cổ và vùng Đông Nam Á, tuy đến nay vẫn còn là bước đầu, mới mẻ nhưng cũng đã chứng minh được phần nào những điều trên. Đặc biệt vui mừng là trong vài thập niên gần đây, nhiều chuyên gia trên thế giới và trong nước, đã có những thành tựu quan trọng chứng minh và khẳng định nền văn hoá tiền sử của cư dân Việt, văn hoá Văn Lang, tồn tại nhiều năm trước công nguyên.

Một trong những thành tựu rực rỡ nhất mà ông ta xây dựng nên từ thời tiền sử là thành tựu giáo dục. Thời Hùng Vương chúng ta đã có một hệ thống giáo dục với các trường học, các thầy cô giáo và các em học sinh. Cha ông ta đã phát minh ra giấy viết (Xem thêm về “Giấy Mật Hương, giấy Gân Nghiêng tại phần 3 của bài 14) và đặc biệt đã phát minh ra hệ thống chữ viết riêng.

Chữ Việt cổ trên thân trống đồng Lũng Cú

Các thầy giáo và học sinh thời Hùng Vương được ghi chép trong các thư tịch cổ ở nhiều nơi trong nước :

(Tư liệu sưu tầm của thầy Đỗ Văn Xuyền)


I. Thầy giáo dạy thời Hùng Vương

1. Thời Hùng Vương thứ 6 – Hùng Huy Vương, có thầy Lý Đường Hiên dạy học ở Yên Vĩ huyện Hoài An phủ ứng Thiên đạo Sơn Nam nay là huyện Ứng Hoà Hà Tây. Thầy có hai học trò là Cao Đường và Lý Đá học giỏi thấu tỏ mọi lẽ kinh sách, người đường thời ai cũng khen là thần đồng.

2. Lý Đá và Cao Đường trưởng thành đến khu Xuân La Nguyễn Xá trang Diên Phú huyện Diên Hà phủ Tiên Hưng trấn Sơn Nam thấy nơi đây cảnh vật hữu tình, phong tục thuần hậu. Hai ông mở trường dạy học. Nhân dân gửi con em vào học rất đông.

Giặc Ân xâm lược, hai ông theo Phù Đổng đánh giặc, giặc tan về đến núi Sóc Sơn ông cùng Phù Đổng bay về trời. Nhân dân Xuân la Nguyễn Xá trang Diên Phú huyện Diên
Hà phủ Tiên Hưng Trấn Sơn
Nam lập đền thờ phụng.

3. Thầy Lỗ Công dạy ở kinh thành Văn Lang, cháu ngoại vua Hùng Định Vương (Hùng vương thứ 9) là Hoàng Trù ở xã Bồng Lai huyện Từ Liêm Hà Nội theo học.

4. Thời Hùng Vương thứ 16 – Hùng Tạo Vương có thầy Ngô tiên sinh quê ở Châu Hoan dạy học ở Xuân áng xã Thuỵ Trang huyện Đường Hào phủ Thượng Hồng lộ Hải Dương có người học trò là Phan Hộ mày hổ, mũi rồng, tiếng như chuông, học được một năm giỏi giang, văn võ tinh thông, tài trí khác đời. Ông vào chữa bệnh cho Thái Phi, vua thấy tài giỏi, phong “Đốc trưởng tiền quên ngự đô lực sĩ, Đông Đại tướng quân thiên hộ hầu”.

5. Thời Hùng Vương thứ 18 – Hùng Duệ Vương có thầy Cao Đường dạy học ở khu Khổng Tước Châu Hoan, có người học trò là Chu Hoằng theo học được hơn 4 năm mà văn chương thông thái, võ bị tinh thường. Ông theo Tản VIên Sơn Thánh, trở thành vị tướng đánh Thục giỏi được vua phong: Cai số Đại vương. Ngày 10 tháng 11 ông tự hoá, nhân dân khu Bùi Trang Hạ Bái huyên Diên Hà lập đền thờ phụng.

6. Thầy Nguyễn Thiện quê ở làng Yên Vỹ, động Hương Tích, huyện Hoài An phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam đến học ở Thượng Khu xã Vĩnh Lai, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông có hai người con trai cùng sinh giờ ngọ ngày 12/8 năm Bính Tý, lại là hai học trò văn võ toàn tài, thao lược hơn người. Khi cha chết hai anh em đến Sơn Tây vào yết kiến Tản Viên Sơn Thánh và kết nghĩa anh em cùng nhau đánh Thục thắng lơị, được Hùng Duệ Vương phong: Đại tướng công.

7. Thầy Hải Đường tiên sinh dạy học ở kinh thành Văn Lang có người học trò tên là Nguyễn Mục sinh ngày 12-9 năm Giáp Ngọ, con ông Nguyễn Danh Huyên và bà Đào Thị Túc ở trang Đông Đồ huyện Kim Hoa phủ Từ Sơn xứ Kinh Bắc, đến ở nhà cậu rột là ông Đào Công Hải làm huyện Doãn Châu Phong (Bạch Hạc) để đi học. Mới học được vài năm mà Nguyễn Mục văn chương võ nghệ tinh thông. Hùng Duệ Vương yết bảng chiêu hiền. Nguyễn Mục ứng thi được vua ban chức: Đại Phu tham gia triều đình chính sự. Quân Thục xâm lược, Nguyễn mục cầm quân đánh thắng giặc trở về được Vua phong: Y Mục đại vương. Ngày 2 tháng chạp năm Kỷ Dậu ông hoá, vua truy pong Thượng đẳng thần tối linh. Nhân dân trang Bối Khê huyện Đông yên phủ Khoái Châu lập đề thờ phụng.

8. Thầy Lã tiên sinh dạy ở Hồng Châu Hải Dương có hai người học trò là Cao Sơn và Quý Minh vă võ đã hơn người. Bấy giờ Hùng Duệ Vương hạ chiếu kén nhân tài. Hai ông ứng thi trúng tuyển, vua phong cho hai người chức Chỉ Huy Xứ: Tả Hữu tướng quân. Vâng mệnh vua hai ông đưa quân trấn thủ ở sông Lô, sông Thao, sông Đà đề phòng quân Thục xâm lược. Hai ông lập đồn ở xã Tiên Du huyện Phù Khang phủ Tạm Đái đạo Sơn Tây về sau là xã Tiên Du tổng Hạ Giáp huyện Phù Ninh Phú Thọ…Ngày 10 tháng 11 hai ông đã hoá, nhân dân nơi đây đã tôn thờ làm Thành Hoàng làng.

9. Thầy Lỗ tiên sinh dạy học ở xã An Canh huyện Thiên Thi nay là huyện Ân thi, Hưng Yên. Thầy có 3 người học trò là Nguyễn Tuấn, Nguyễn Chiêu, Nguyễn Minh là con ông Nguyễn Xuân và bà Đoàn Thị Nghi. Ba người cùng sinh một bọc ngày 10-3 năm Bính Thìn, thật là khôi ngô kỳ vỹ. Năm lên 9 tuổi ba anh em đều theo học thầy Lỗ tiên sinh, học được ba năm đã tinh thông văn võ. Năm 15 tuổi tài năng của 3 ông đã nổi bật, nhân dân và hào kiệt trong vùng đều khâm phục. Năm 19 tuổi Hùng Duệ Vương ra bảng kén chọn nhân tài, ba ông đều trúng tuyển. Vua hài lòng phong cho ông Tuấn chức: Tư Tào điển lạc quan, ông Chiêuk chức: Tả Tư tào phán quan, ông Minh chức: Hữu Tư tào phán quan. Quân Thục đến xâm lược, ba ông theo Tản Viên Sơn Thánh đánh giặc.

10. Thầy Lỗ Đường Tiên sinh dạy ở xã Đại Đồng thuộc huyện An Đường phủ Thượng Hồng tỉnh Hải Dương. Có người học trò là Trương Sơn Nhạc sinh giờ Thân ngày 8 tháng giêng năm giáp Thân, rất kỳ lạ, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, trong bụng có điểm nét chữ “son” trông tựa như chữ thần tiên. Một tuổi đã biết nói, năm lên 7 theo học thầy Lỗ Đường, chẳng bao lâu văn võ kỳ tài, được Hùng Duệ Vương giao cho chức Bố Chính Quan. Quân Thục đến xâm lược, ông là vị tướng đã đáh thắng giặc rồi tự hoá.. Nhân dân làng Nhiễm Dương tổng Nghĩa Xá, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh lập đền thời phụng.

11. Thầy Niệm Hưng quê ở Mộ Trạch Hải Dương được nhân dân làng Lỗ Khê phủ Từ Sơn Bắc Ninh đón về dạy hỏi: Năm 23 tuổi nhà vua hạ chiếu kén anh tài. Niệm Hưng ứng tuyển được Hùng Duệ Vương phong chức: Chỉ Huy xứ. Quân Thục xâm lược, ông lĩnh chức Tiền Đạo đại tướng quâ, đánh thắng quân Thục ông trở về Lỗ Khê tự hoá, nhân dân tôn thờ làm Thành Hoàng Làng.

12. Thầy Nguyễn Minh quê ở huyện Lôi Dương Châu Ái đến xã Màn Xuyên tổng Đông kết huyện Đông An mở trường dạy học. Bấy giờ Hùng Duệ Vương mở khoá thi, vào thi Đình nhà vua chấm ông đỗ đầu khoá, được vua gả công chúa Ngọc Nương – công chúa thứ ba, ông cùng với Tản Viên Sơ Thánh đánh giặc Chiêm Thành thắng lợi được vua phong: Trấn Chiêm Thành cửa ải đại tướng quân.

13. Thầy Lỗ tiên sinh dạy học ở Động Lăng Xương huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng đạo Hưng Hoá, có ba người học trò là Cao Hiển công, Cao Minh công, Cao Tùng công quê gốc ở Châu ái đến ngụ cư ở Lăng Xương. Ba học trò này thật là dị tướng, hai gồ má cao vọi, tayd ài chấm gối, bàn hân có 7 cái lông dài. Học mới 3 năm mà đã am hiểu nghĩa lý, kinh sử lầu thông. Vì có công đánh giăc Thục khi hoá được vua phong Thượng đẳng phúc thần.

14. Thầy Phạm Công Tuyển quê ở trang Hội Triều huyện Hoàng Hoá phủ Hà Chung Châu ái làm quan ở châu Xích Đằng phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam. Ông là Người văn chương nổi tiếng. Sau khi vợ chết ông tư quan về dạy học ở Châu Xích Đằng phủ Khoái Châu, sau lại chuyển về khu Đăng Xuyên xã Đăng Định huyện Thiên Thi….Sau khi chết nhân dân xã Đăng Xuyên huyện Ân Thi tôn thờ Thành Hoàng làng.

15. Thầy Vũ công ở Mộ Trạch Hải Dương dòng dõi thi thư lên cung thành kinh đô Văn Lang, ở thôn Hương Lan, ngày nay thuộc xã Trưng Vương – Việt Trì dạy học. Hai ông bà sinh được người con đặt tên là Vũ Thê Lang, khi trưởng thành Vũ Thê Lang đã dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là TIên Dung và Ngọc Hoa. Nhân dân đã lập đền thờ vợ chồng Vũ Thê Lang, đền này có tên là “Thiên Cổ Miếu”.

16. Thầy Lý Đường tiên sinh dạy học ở động Lăng Xứơng huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng, đao Hưng Hoá xứ Sơn Tây. Nguyễn Chiêu học thầy 3 năm liền. Sau này Nguyễn Chiêu gọi là Tả Viên Sơn Thánh phò mã của Hùng Duệ Vương

17. Thầy Ngô tiên sinh dạy học ở thôn Trì La Huyện Thiên Thi Xứ Sơn Nam. Có hai người học trò tên là Phạm Đá, Phạm Dũng cùng sinh một bọc ngày 9/3 năm kỷ Mùi, con ông PHạm Đạt và bà Đinh THị Duyên, quê nội ở sách Biện Sơn huyện Lôi Dương phủ Thuận Thiên Châu ái. Hai học trò này hình dáng kỳ dị, mày ngài hàm én, tay dài chấm gói, bàn tay có 7 chiến lông mọc dài, năm lên tám tuổi hai anh em đến học thầy Ngô tiên sinh, mới học được vài năm đã thông kinh sử. Thời An Dương Vương có giặc Đại Man đến cướp phá Cao Bằng, Hưng Hoá. Nhà vua truyền hịch tuyển lựa chọn nhân tài. Hai ông ứng tuyển được nhà vua phong cho ông Phạm Đá là Bình Man Đô nguyên soái, ông Phạm Dũng là Thiên Quan đại tướng công. Hia ông dẹp yên giặc lại trở về Trì La, khi hoá nhân dân tôn Thành Hoàng làng.

18. Thầy Dương Như Tồn tiên sinh dạy học ở lỗi Giang, Tề Giang xưa, nay thuộc Thọ Xuân Thanh Hoá là thầy dạy tể tướng Lữ Gia thời nhà Triệu.

II. Các học trò học ở các trường thời Hùng Vương

1. Thời Hùng Vương thứ 6 có ông Tạ Quang và bà Trần Thị ở xã An Phú huyện Từ Sơn Bắc Ninh có 5 con học ở xã Điềm Xá huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu Hưng Yên. Năm người con này khi trưởng thành đã cùng với Hùng Đức huyện quan Tiên Lữ đánh giặc ở Châu Quỳnh Nhai, Tuyên Quang…. được vua phong: Ngũ vị đại vương.

2. Ông Vũ Huy Hiển vợ là Hoàng Thị Việt có người con giai là Vũ Nghị năm 12 tuổi ha mẹ cho đi học ở thôn Trung xã Vĩnh Lại tên nôm là làng Giải Thượng huyện Cẩm Giàng – Hải Dương. Thời Hùng Hy Vương có giặc Cao Man giặc Ân ông đã cùng với người cậu là Hoàng Công Độ, lạc tướng ở kinh thành Văn Lang đi đánh giặc lập nhiều chiến công. ÔNg Vũ Nghị đã hoá theo Thánh Gióng ở núi Sóc Sơn.

3. Đời Hùng Vương thứ 6 có Vũ Lang Lữu – sinh giờ Dần ngày 20 tháng giêng năm ất sửu là con ông Vũ Sùng và bà lê Thị Ngọc, học ở sách Lam Sơn ái Châu, Thanh Hoá. Sau lại chuyển đến học ở huyện Nam Xang phủ lý Nhân đạo Sơn Nam. ông thông thạo văn chương, thượng thiên văn, hạ địa lý, không một vật gì không b
iết, không một việc gì không hay, đời bấy giờ khen là: ông thánh trẻ. Giặc Ân xâm lược nước ta Vũ Lang Lữu cùng Thánh Gióng đánh tan giặc. Ông được vua phong: Võ Gia Hỗu giám sát đại tướng quân. Khi ông mất làng Vũ Xá tổng ngu Nhuế phủ Lý Nhân tỉnh Hà
Nam lập đền thờ phụng.

4. Hoàng tử Hùng Bảo, Hùng Chân là con Hùng Huy Vương và con Hoàng hậu Phương Dung. Hoàng tử Bảo sinh ngày 12/02 năm giáp tí. Hoàng Tử Chân sinh ngày 10 tháng giêng năm đinh mão. Hai hoàng tử này học ở kinh thành Văn Lang, với tư chất thông minh, chăm học, ngay từ thuở thiếu niên đã tỏ ra người có tài văn võ. Lúc bấy giờ có giặc xâm lược vua cử hai hoàng tử làm tướng, phong cho hoàng tử Bảo là Bảo quốc lạc hầu, Hoàng tử Chân là Chân Võ đại tướng quân.

5. Nguyệt tinh công chúa là cháu của Hùng Tạo Vương – Hùng Vương thứ 16, học ở kinh thành Văn Lang, 19 tuổi văn võ kỳ tài, đi 7 bước làm xong bài thơ.

6. Hoàng tử Mang công là con của Hùng Nghị Vương – Hùng vương thứ 17 học ở kinh thành Văn Lang, là người thiên tư mẫn tuệ. Năm 17 tuổi Mang công lầu thông thiên kinh vạn quyển, hiểu rõ ngọn ngành của mọi nghĩa lý.

7. Thời Hùng Duệ Vương có Lương Cội công là con ông Lương Nhạc và bà Trần Thị ái, cha mẹ cho Cội công đi học ở động Chung Sơn quận Cửu Chân, Hoan Châu. Cội công rất thông minh, văn tài võ lược đều giỏi, được vua trọng dụng phong làm tướng cử đi đánh giặc, thắng lợi trở về vua lại truy phong; Đài vàng Cội Công Uy linh đại vương. Ông mất, Trang Minh Lương (tức Mỹ Lương) huyện Diên Hà phủ Tân Hưng làm đền thờ phụng.

8. Vợ chồng ông Đinh Công Bách và Tô Thị Công Nghị quê ở Châu ái, Thanh Hoá có 4 con theo học ở làng Pó Hoa trấn SƠn Nam Thượng phủ Thường Tín huyện Thượng phúc đạo Sơn Nam. Bốn người con đó là: Liêm , Vĩnh, Dũng, Bùi đều đi học chăm chỉ, đều tài giỏi cả văn lẫn võ, tài trí thông minh lẫy lừng thiên hạ, danh tiếng đến tai vua. Hùng Duệ Vương mời 4 chàng trai vào triều để giúp vua trị nước.

9. Ông Nguyễn Trường vợ là Đinh Thị Khương ngày 8 tháng giêng năm Bính Ngọ sinh được người con trai phong tư đẹp đẽ, khí vu hiên ngang đặt tên là Ngọ. Cha mẹ hco Ngọ đi học ở khu Tập Ninh xã Vân Lung động Hoa Lư phủ Trường Yên Châu ái. Chàng thông hiểu văn chương, tinh thông võ nghệ được Hùng Duệ Vương phong: Trung Thư Lệnh, Quân Thục đến xâm lược, ông là võ Tướng chỉ huy đánh thắng giặc rồi ông tự hoá, làng Tập Ninh xã Vân Lung huyện Hoa Lư – Ninh Bình lập đền thờ phụng.

10. Hùng Thiện Công và Nguyễn Thị Phương có người con trai tên là Tam Quan học ở trang Cao Xá thuộc tổng Lai Cách phủ Bình Giang nay là xã Ca An huyện Cẩm Giàng Hải Dương: Tam Quan học rất giỏi võ nghệ tinh thông, pháp thuật cao cường được Hùng Duệ Vương tuyển dụng phong: Tam Quan địa vương.

11. Ông Nguyễn Xuân và vợ là Đoàn Thị Nghị ngày 10/3 sinh một bọc được 3 người con giai thật là kỳ vỹ. Con thứ nhất đặt tên là Tuấn, con thứ 2 đặt là Chiêu, con thứ 3 đặt là Minh. Năm lên 9 tuổi cả 3 anh em đều đi học ở làng cổ Lễ xã An Canh huyện Thiên Thi nay là Ân Thi Hưng Yên. Ba ông có công đánh quân Thục xâm chiếm, khi hoá nhân dân Cỗ Lễ thờ; “Tam vị Thành Hoàng”

12. Đặng Cẩn vợ là Phùng Thị Thuần ngày 10 tháng 4 năm Nhâm Thân sinh được 2 con giai đặt tên là Minh Đức, Chiêu Chung, dung mạo khôi ngô kỳ lạ. năm lên 7 tuổi cha mẹ cho 2 anh em đi học ở Châu Quỳnh Nhai. Năm 16 tuổi lực học hai cậu tinh thông, tài năng võ nghẹe khiến vạn phu không địch nổi. Năm 20 tuổi, giữa lúc Hùng Duệ Vương dựng lầu kén rể ở thành Văn Lang để mộ người thông minh tài trí, đức độ hơn người, kén chọn bậc vương lấy công cháu Ngọc Hoa rồi vua trao ngôi báu. Hai ông vào ứng thi tài văn võ ứng đối lưu loát nhưng toàn tài chưa có. Vì thế vua chỉ phong cho 2 ông chức: chỉ huy xứ tả hữu tướng quân. Quân Thục đến xâm lược, hai ông cầm quân đánh thắng giặc trở về và tự hoá ngày 3 tháng 12 nhân dân Nghĩa trang Lưu Thượng, Lưu hạ đạo Hải Dương lập đền thờ phụng.

13. Thời Hùng Duệ Vương có ông Vũ Phục vợ là Quế Hoa ngày 18 tháng 3 giờ Tý năm Nhâm Dần sinh được người con trai đặt tên là Vũ Uy, năm 14 tổi cha mẹ cho Vũ uy học ở xã Đan Tràng tổng Đan Tràng huyện Cẩm Giàng phủ Bình Giang tỉnh Hải Dương, võ nghệ tinh thông, học một biết mười, quân Thục đến xâm lược, ông xin nhà vua cầm quân đánh giặc, chiến thắng ông trở về bản quán xã Đan Tràng và tự hoá được vua phong: “Thượng đẳng phúc thần”

14. Ông Nguyễn Lương vợ là Đinh Thị Tố ngày 10-8 năm Giáp thân sinh người con trai đặt tên là Hoằng, có nước da trắng ngần, mắt sáng như sao, sau lưng có 28 nốt ruồi, dười đùi có 7 cái lông. năm 12 tuổi ông kết bạn với Sơn Thánh và đến bái yết Hùng Duệ Vương được vua pong “Dũng lược tướng quân” hộ giá nhà vua. Ông có công đánh thắng quân Thục được vua gia phong: Hoằng tướng quân đại vương. Khi ôg hoá làng Cổ Viễn, Bình Lục, Hà Nam lập đền thờ phụng.

15. Ông bà Cao công ngày 2 tháng 2 năm Giáp thân sinh một bọc được 2 con trai đặt tên là Mang công, Mỹ công. năm 11 tuổi cha mẹ cho hai anh em đi ọc ở Vũ Ninh, học được 5 năm văn võ rất giỏi. Quân Thục xâm lược Hùng Duệ Vương triệu hai ông về triều, cử đi đánh giặc. Thắng giặc trở về hai ông tự hoá ngày 10-6 được vua truy phong: “Thượng đẳng phúc thần”. Làng Mão Cầu Phủ Lý Nhân Hà Nam lập đền thờ phụng.

16. Đời vua Hùng Vương thứ 18 có ông Nguyễn Tùng vợ là Lê Thị Diêu ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Dần sinh được hai con trai mặt mũi khác thường đặt tên là Cao Sơn và Quý Minh – Năm lên 6 tuổi cha mẹ cho đi học ở Hồng Châu Hải Dương. Năm 16 tuổi cả hai anh em đều tinh thông võ nghệ. Vua hạ chiếu tìm người tài giỏi. Hai anh em đến bái yết nhà vua được vua phong cho hai người làm: Đô chỉ huy xứ tướng quân Cao sơn và Quý Minh là hai nhân vật từng được thờ rất nhiều với những lai lịch sự tích mỗi nơi một khác. Có nơi cho Cao Sơn và Quý Minh là Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh là Nguyễn Hiển và Nguyễn Sùng anh em con chú con bác với ản Viên. Cao Sơn và Quý Minh là anh em kết nghĩa với Tản Viên. Có người lại cho rằng Cao Sơn và Quý Minh là tước hiệu tránh viết tên huý..

17. Lý Công Hiển vợ là Đinh Thị Huyền ngày 10-2 năm Mởu Thân sinh được người con trai tay dài quá gối, chân có 7 cái lông dài, cha mẹ đặt tên là Chung công. một tổi Chung công đã biết nói, 7 tuổi đi học ở động Lăng Xương huyện Thanh Châu phủ Gia Hưng đạo Hưng Hoá xứ Sơn Tây. Mới học được mấy năm đã thông hiểu cả văn võ. Lớn lên cùng với Sơn Thánh cầm quân đánh Thục.

18. Đời Hùng Vương thứ 18 ở làng Lưu Xá huyện Thượng Hiền phủ Nghĩa Hưng đạo Sơn Nam có ông Trương Tùng vợ là Phùng Thị ích đene sngụ cư ở trang Trịnh Xá khu Nguyên Xá huyên Đông Ngàn phủ Từ Sơn đạo Kinh Bắc. Ngày 10/3 năm Quý Tỵ sinh được cậu con trai đặt tên là Nam Định. Lên 3 tuổi đọc thông sử sách, lại giỏi võ nghệ, đám học trò thời ấy thán phục và khen là thần đồng. Năm 21 tuổi, lúc này Hùng Duệ Vương xuống chiếu cầu hiền Nam Định ứng tuyển, trả lời các câu hỏi của vua đều lưu loát, vua khen và ban danh là Trung Định Công và giao cho chức chỉ huy xứ ở huyện Thượng Hiền đạo Sơn Nam.

Hùng Duệ Vương sinh được 20 hoàng tử, 6 công chúa nhưng đều nối gót lên tiên cả, chỉ còn lại 2 công chúa. Con gái lớn là Tiên Dung đã gả cho Chử Đồng Tử còn công chúa Ngọc Hoa duyên đẹp thời lành chưa định. Vì vậy mà giao cho Trung Định công dựng lầu ở cửa Việt Trì gọi là “Tuyển tế đại hiền lâu” – Lầu đón người hiền, chọn rể, đề biển là: “Ngoạn nguyệt cầu hiền” nghĩa là ngắm trăng cầu hiền – để nhà vua gả công chúa và truyền ngôi báu cho. Lúc bấy giờ chỉ có Sơn Thánh họ Nguyễn tên Tùng người Đạo Sơn Nam có nhiều phép lạ, vua cho rằng đó là người kỳ tài bậc nhất thiên hạ, vua đã gả công chúa và nhường ngôi báu.

Quân Thục đến xâm lược, Trung Định công được vua phong: Tiền đạo đương lộ tướng quân, đi giết giặc. Thắng giặc trở về ông tự hoá ngày 15/7 nhân dân khu Nguyên xá tôn thờ làm thành hoàng.

19. Hùng Vương thứ 18 ở Châu Quỳnh Nhai có ông Cao Bảo và Cao Hình lấy vợ ở Thanh Ba làng Vũ Lao. Năm Đinh Sửu tháng 3 ngày 10 vợ ông anh sinh 2 con trai và một con gái. Ngày 10-8 năm ấy vợ ông em sinh một bọc 2 con giai. Thế là hai anh em sinh được 4 giai một gái. Bốn con giai thân thể lẫm liệt, cao to, môi rồng, mặt phượng, hàm én, mày hùm. Con gái thì phương phi, mặt như gương sáng, nhan sắc như tiên nữ. lên 3 tuổi người anh đặt tên cho con là Minh Công, Tín Công và con gái Dung nương. ông em đặt tên cho con là Cao công, Bạch công. năm lên 7 tuổi hết thảy đều thông minh, trí tuê, khí độ hơn người. Nam anh hùng, nữ tuấn tú. Lúc bấy giờ ở châu Quỳnh Nhai có người họ Đinh là nhà cự tộc gia thế, tìm cách giết chết 2 anh em giai và người vợ ông em. Bà vợ ông Cao Bảo đưa 3 con và 2 cháu đi chốn ở làng Thượng Nông huyện Tam Nông phủ Lâm Thao, ở nhà bà Ma Thị Chính và cho các con, các cháu học ông thầy ở làng Đào Xá Thanh Thuỷ. Học được 4 năm, tài trí của con trai và con gái khác thường. Bốn con trai giúp nhà vua đánh Thục, còn Dung nương thì l
ấy vua, làm thập tứ cung phi (cung phi thứ 14)

Bản đồ ông Xuyền ghi dấu những đền thờ thầy giáo, học sinh thời vua Hùng đến Hai Bà Trưng

Với tư liệu sưu tầm được bước đầu chúng ta biết từ Hùng Huy Vương – Hùng Vương thứ 6 đến An Dương Vương có 19 thầy giáo dạy 18 trường ở kinh đô và địa phương, với số học trò tiêu biểu được biết là 23 người. Học trò học ở các trường mà trong thần tích, thần phả không nêu tên thầy giáo là 17 trường với số học trò tiêu biểu là 35 người. Như vậy có 19 thầy giáo tiên biểu và 35 trường học rải khắp các địa bàn và 58 học trò tiêu biểu. Ta khiêm tốn gọi đó là những dấu tích của nền giáo dục thời Hùng Vương. Ngoài ra còn tìm thấy thời Bắc thuộc lần thứ I từ năm 111.BC đến năm 39 – thời Bà Trưng có 10 thầy giáo, 68 học trò tiêu biểu và 36 trường ở các địa phương.

Nhân dân Việt Nam có truyền thống “Uống nứơc nhớ nguồi” “Tôn sư trọng đạo” vì thế những người có công với dân, với nước, nhân dân lập đền thời phụng đó là hiện thực. Song vì những thần phả, ngọc phả thường viết đi, viết lại nhiều lần, nên những ngôi từ, chức tước mang tính hiện đại, không viết theo những ngôn từ, chức tước thời Hùng Vương. Mặc dù vậy những số liệu trên giúp chúng ta có thể khẳng định rằng thời Hùng Vương ở nước ta có thầy giáo, có trường học, đã có một nền giáo dục phát triển rộng khắp. Đây là cơ sở, là cái gốc để đào tạo những người hiền tài cho đất nước mà hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Chúng ta chưa có điều kiện nghiên cứu về hệ thống giáo dục, chương trình và nội dung giáo dục. Nhưng qua 19 thầy giáo 58 học trò và 35 trường học thì được biết dù các học trò học ở kinh đô, học ở châu phủ hay học ở làng xã đều có lòng yêu nước thiết tha, có đức độ cao cả và đều tài giỏi cả văn lẫn võ, đều là anh hùng, sống thì làm tướng, chết làm thần, âm phù linh thiêng nên phần lớn được nhân dân thờ làm thành hoàng hoặc lập đền thờ phụng.

Chữ của thời Hùng Vương là loại chữ gì ? Chúng ta có thể khẳng định rằng: Không phải là chữ Hán. Mặc dù những tài liệu quý báu đã thất lạc rất nhiều, như việc Mã Viện đã tịch thu nhiều trống đồng có khắc chữ trên đó để đúc ngựa dâng cho Hán Quang Vũ và đúc cột đồng trụ, năm 207 sau công nguyên, Sỹ Nhiếp du nhập sang nước ta chữ Hán đồng thời ra lệnh thiêu huỷ sách vở và cấm nhân dân không được dùng thứ chữ viết của tổ tiên ta, nhưng chữ Việt Cổ càng ngày càng phát lộ nhiều : Trên trống đồng, trên qua đồng, trên vách các hang động, bãi đá cổ ở Sapa, ở Pá Màng xã Liệp Tè Thuận Châu Sơn La, chữ Việt Cổ còn tồn tại ở vùng biên viễn Thập Châu.

Chữ cổ trên bãi đá cổ Sapa

.

Một câu Chuyện giáo dục thời Hùng Vương

Theo ngọc phả và truyền thuyết dân gian, vào thời Hùng Vương thứ 18 có một thầy giáo họ Vũ, dòng dõi thi thư ở làng Mộ Trạch, Hải Dương. Ông cùng gia đình lên vùng Bạch Hạc, khi ấy là kinh đô của nước Văn Lang làm nghề dạy học. Ăn ở phúc đức, khi tuổi đã cao, hai ông bà sinh được một người con trai dung mạo tuấn tú, đặt tên là Vũ Thê Lang. Với tư chất thông minh, chăm học, lại được được cha mẹ dày công dạy dỗ, khi trưởng thành ông tài giỏi cả văn lẫn võ, nức tiếng gần xa.

Nối nghiệp cha, Vũ Thê Lang mở trường dạy học ở Tràng Đông, Tràng Nam (nay thuộc thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ), được học trò theo học rất đông. Mộ tiếng thầy, Vua Hùng Duệ Vương cho vời ông vào cung dạy học cho hai nàng công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Ông đã mang hết tâm huyết, sở học của mình ra dạy bảo hai công chúa thành tài. Nhớ ơn thầy, khi ông mất nhà vua cho dân và các học trò lập miếu thờ ông trên nền nhà cũ, miếu này có tên là “Thiên Cổ Miếu”. Qua biết bao cuộc bể dâu, ngày nay miếu vẫn còn trên một quả đồi nhỏ ở thôn Hương Lan, dưới tán hai cây táu cổ thụ đã hơn ngàn tuổi. Trong lòng miếu còn có mộ của thầy giáo Vũ Thê Lang mà nhân dân trong v
ng đã bảo vệ, hương khói suốt mấy nghìn năm qua.

Tượng thầy trò Vũ Thê Lang được thờ trong Thiên Cổ Miếu

Thiên Cổ miếu

Về hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, nhờ công dạy bảo của thầy, cả hai đều tài sắc vẹn toàn. Khi trưởng thành Tiên Dung công chúa kết hôn với Chử Đồng Tử, còn Ngọc Hoa công chúa kết hôn với Tản Viên Sơn Thánh Nguyễn Tuấn. Hai bà là người tài đức, có công dạy dân trồng dâu, chăn tằm, dệt lụa và làm nghề thuốc chữa khỏi bệnh cho nhiều người. Cảm công ơn ấy khi hai bà mất dân lập đền thờ hai bà dưới chân núi Hùng Lĩnh. Đền ấy có tên là đền Giếng, vì trong đền có một cái giếng cổ hình tròn. Nước giếng ấy trong như ngọc nên gọi là giếng Ngọc, tương truyền khi xưa hai công chúa thường đến đây soi mình, chải tóc.

Cả thầy và hai trò đều nêu gương sáng, có đức độ cao cả và đều tài giỏi, sống là anh hùng giúp dân, giúp nước, khi chết làm phúc thần được dân nước lập đền miếu để thờ, đời đời hương khói ngợi ca.

Thật đúng là:

Nam thiên chính khí soi Thiên Cổ

Hùng Lĩnh trung chi sáng nghiệp thầy.

Chúng ta chưa có điều kiện nghiên cứu về hệ thống giáo dục, chương trình giáo dục và nội dung giáo dục thời Hùng Vương, nhưng qua câu chuyện này thì vào thời Hùng Vương ở nước ta đã có thầy giáo, có trường học và đã có một nền giáo dục rộng khắp. Đây là cội nguồn đào tạo hiền tài cho đất nước, mà hiền tài là nguyên khí của Quốc gia. Đất nước có văn hiến, trường tồn vững mạnh phần nhiều do giáo dục mà nên.

Đỗ Quang

.

(Xem tiếp phần 2)

June 2, 2008 Posted by | Uncategorized | 14 Comments

Bai 19 : Tên đồng thành Cổ Loa

 

Phát hiện mới về mũi tên đồng thành Cổ Loa

GS. Phạm Văn Hường.

Các phát hiện khảo cổ mới về những mũi tên đồng Cổ Loa đã chứng tỏ trình độ kỹ thuật và tư duy bậc thầy của các nghệ nhân luyện kim thời Việt cổ.

Đô thị Cổ Loa ngày xưa đã là kinh đô của nhiều triều đại, từ An Dương Vương với tên nước là Âu Lạc (273 trước Công nguyên) đến Ngô Quyền (933). Những vị vua này đã để lại trong lịch sử Việt Nam nhiều trang oai hùng. Cổ Loa còn mang dấu ấn về mối tình oan trái của Trọng Thủy và Mỵ Châu, cùng huyền thoại nỏ thần Kim Quy phản ánh một sức võ trang cường mạnh. Những huyền thoại ấy có phần phai nhạt đôi chút theo thời gian, nhưng gần đây lại được bật sáng nhờ sự khai quật của các nhà khảo cổ học, tìm thấy hàng ngàn mũi tên đồng Cổ Loa. Số lượng lớn những mũi tên này đã đặt ra nhiều câu hỏi từ vài năm nay mà bây giờ mới giải đáp được vài phần.

Nguồn gốc những mũi tên đồng Cổ Loa

Khi phân tích bằng những phương pháp vật lý hiện đại, giáo sư Hà Văn Tấn cùng các nhà khảo cổ khác thấy những mũi tên có chứa các thành phần kim loại tương tự như thành phần các trống đồng thời Đông Sơn, kể cả trống đồng Ngọc Lũ.

Lẫy nỏ Cổ Loa.

Khoá nỏ bằng đồng có đinh tán

Những nguyên tố chính tìm được là đồng, chì, thiếc và không có kẽm. Những kết quả tương tự cũng tìm thấy trong các vòng chân nữ tướng đào được ở một số vùng lân cận. Kết quả này khác hẳn với các gương đồng, phần nhiều chỉ chứa nhiều nguyên tố đồng.

Khi so sánh tỉ mỉ kết quả phân tích nguyên tố (kể cả các nguyên tố phụ mà thành phần bé hơn một phần trăm) trong những mũi tên đồng với các hiện vật và quặng trong các vùng địa dư khác nhau thì thấy rằng tên đồng là những sản phẩm bản địa.

Kỹ thuật luyện kim các mũi tên đồng

Muôn ngàn mũi tên Cổ Loa.

Khuôn đúc mũi tên

Riêng trong các mũi tên đồng, còn tìm thấy nguyên tố sắt. Sự có mặt của sắt chứng tỏ người Việt cổ đã biết luyện kim (chứa một nguyên tố có nhiệt độ nóng chảy trên 1.500oC). Mục đích của họ là làm cho những mũi tên cứng mạnh, dễ xuyên sâu vào mục tiêu. Căn cứ trên những bài được đăng trên các tạp chí chuyên môn của thế giới, có thể thấy họ đã chú ý đến kỹ thuật luyện kim thời Việt cổ từ một thế kỷ nay.

Kỹ thuật luyện kim tân tiến thời Việt cổ còn tìm thấy trong những chiếc dao găm nữ tướng. Các phương pháp phân tích vật lý đã tìm ra nguyên tố titan trong hiện vật này. Người Việt cổ có lẽ chưa biết đích xác tên nguyên tố đó nhưng họ chắc chắn nó sẽ đem lại một hợp kim cứng và nhẹ, thích ứng cho bàn tay người nữ tướng.

Phân đoàn tay nỏ trong binh lực

Nếu căn cứ trên những lẫy nỏ Cổ Loa mà các nhà khảo cổ học tìm thấy gần đây cùng với số lượng lớn các mũi tên đồng, chúng ta có thể khẳng định ở thời Việt cổ, vùng Cổ Loa đã có một lực lượng quân sự được phân thành đoàn tiểu xạ gồm nhiều tay nỏ. Những lẫy nỏ này tinh vi và bé hơn những nỏ tìm thấy ở các vùng thượng du, nơi các đồng bào tộc Mường hay nhiều tộc khác cư trú. Thời đó ở Bắc phương hay dùng cung trong lúc người tộc Việt hay dùng nỏ.

Gương đồng và dao găm nữ tướng.

Bao chân bao tay bằng đồng

Phải chăng những tay nỏ này rất thiện xạ, gây cho đối phương ấn tượng hãi hùng, như những nỏ thần, mà Kim Quy là một huyền tượng.

Cách bắn nỏ tài ba đã tồn tại qua nhiều thế kỷ trong vùng Cổ Loa, có khi dùng trong quân đội chính triều, có khi trong những lực lượng đối lập. Như ta đã biết, hơn mười thế kỷ sau An Dương Vương, vua Ngô Xương Văn, một trong hai vua anh em đồng kế vị Ngô Quyền, đã chết vì một mũi tên, cũng gần Cổ Loa, kinh đô thời ấy.

Những lẫy nỏ Cổ Loa tìm được cũng bằng hợp kim đồng. Khi bật – một lần lẫy chỉ phát một mũi tên. Tuy những lẫy nỏ này không phải từ nỏ của An Dương Vương nhưng cũng giúp làm sáng tỏ được huyền thoại nỏ thần. Cơ cấu đơn tiễn này làm nhẹ một phần nào tội lỗi của Mỵ Châu. Vận nước Âu Lạc tuy nổi chìm theo thời gian qua mối tình cay đắng của Mỵ Châu – Trọng Thủy, nhưng không làm quên được thực tế Cổ Loa đã là kinh đô của một nước có tổ chức lớn, có kỹ thuật cao, kể cả kỹ thuật quân sự, bao hàm thêm khía cạnh nhân bản và tình người.

(GS. Phạm Văn Hường, Thứ tư, 29 Tháng mười một 2006 )

.

Phụ lục : Một số hiện vật Đông Sơn từ RPVA (Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Bảo tồn cổ vật Việt Nam)

Bình rượu bằng đồng

.

Bộ nhạc khí bằng đồng

.

Ấm đun (đồ gốm Đông Sơn)

.

Đồ trang sức bằng đồng

.

Muôi đồng

.

Rìu đồng mũi hài

.

Thố đồng và quả cân đồng

.

Tượng chim đồng trên đầu gậy

.

Đèn đồng

.

Vũ khí Đông Sơn (1)

.

Vũ khí đông Sơn(2)

.

Mảnh giáp Đông Sơn

.

Dong Son bronze blade

.

Thạp đồng Đông Sơn

.

Muôi đồng Đông Sơn

April 20, 2008 Posted by | Uncategorized | , , , , , , , , , | 23 Comments

Bai 18 : Đền Hùng (P.2)

Khu di tích lịch sử Đền Hùng (P.2)

.

(Sưu tầm và tổng hợp)

.

6. Di tích khảo cổ :

.

Di tích khảo cổ:

Trên địa bàn Vĩnh Phú (tức bộ Văn Lang cũ) phát hiện được trên 70 di chỉ khảo cổ thời Hùng Vương (tính tới 1992). Nếu lấy đền Hùng làm trung tâm quay một vòng bán kính 20 km thì có gần 50 di tích nằm trong vòng đó, phần lớn tập trung ở vùng Lâm Thao cũ và Việt Trì.

.

Gần 50 di tích đó là: Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồi Dung, Gò Ông Kế, Gò Miếu, Ngỏ Đỗ, Nội Gan, Bản Nguyên, Đồng Đường, Chùa Cao, Thành Dền, Đồng Đậu Con, Gò Chiền, Mã Nguội, Liên Minh, Xóm Kiếu, Gò Con Lợn, Gò Mồng, Gò Tro trên, Gò Tro dưới, Đồng Sấu, Gò Tôm, Gò Thế, Gò Gai, Gò Con Cá, Gò Thờ, Gò Ghệ, Đồi Hoàng Long, Mả Nứa, Lê Lợi, Đồi Giàm, Làng Cả, Mã Lao, Núi Voi, Gò Vừng, Gò Dền, Đôn Nhân, Bình Sơn, Đồng Quế, Gò Re, Gò Diễn, Gò Bún, Gò Sanh, Gò Ông Tiễn, Gò Ma Lầy, Thọ Sơn.

.

Hơn 20 di chỉ phân bố tương đối tản mạn ngoài bán kính nói trên là: Gò Chùa, Gò Trại, Gò Või, Vạn Thắng, Nhà Quỳnh, (huyện Sông Thao); Lũng Hòa, Nghĩa Lập, Đồng Đậu, Đinh Xa, Ma Cả (Vĩnh Lạc); Cự Triền, Tháp Miếu, Núi Ca, (Mê Linh); Hồng Đà, Dậu Dương, Gò Bông, La Phù, Văn Minh, Đoan Thượng, Đào Xá, Gò Cháy, Gò Chè, núi Ngấn (Tam Thanh); Gò Nghành, Suối Trại (Tam Đảo).

.

.

Các di tích trên chia làm 4 loại:

· Loại Phùng Nguyên trên dưới 4000 năm

· Loại Đồng Đậu trên dưới 3.500 năm

· Loại Gò Mun trên dưới 3000 năm

· Loại Đông Sơn khoảng 2.800 năm đến đầu công nguyên.

Di chỉ nói trên là những địa điểm người Việt cổ cư trú còn để lại trong lòng đất các hiện vật gồm: đồ đá như rìu, đục, cuốc, vòng tay, hoa tai, hạt chuỗi, đọi xe sợi, mũi tên…

Đồ gốm như nồi niêu, bát dĩa, cốc chén, vại lọ, tượng. Vết tích thức ăn như lúa gạo, hạt qua, xương cá, vỏ ốc trai hến, xương thú rừng và gia súc v.v…

.

(Xem thêm bài 15 : Đồ đồng cổ Đông Sơn)

.

Đặc biệt là theo truyền thuyết cung điện nhà vua ở thôn Việt Trì thì khảo cổ học đã tìm thấy ở di chỉ Làng Cả (khu Mì chính) những hiện vật nói lên sự có mặt của vua quan như mũi tên đồng, rìu chiến trang trí đẹp, giáo đồng, khóa thắt lưng bằng đồng tạc 8 con rùa, thạp, trống, tượng cóc bằng đồng thau.

.

7. Biển hoành câu đối ở đền Hùng.

.

Lăng:

Lăng Vua Hùng

Lăng Chính

1. Đẹp đẹp tươi tươi sánh ơn lớn của trời, vua còn là tổ.

Xanh xanh, tốt tốt được khí thiêng của đất, núi cũng rất hùng

.

2. Vì tinh thần Tổ quốc, qua mười tám đời truyền đất này là căn bản.

Khảo danh thắng nước nhà, sau mấy nghìn năm lẽ nơi đây còn lăng vua.

.

3. Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà non nước vẫn quay về Đất Tổ.

Văn minh đương buổi mới, con Hồng cháu Lạc giống nòi còn biết nhớ Mồ ông.

.

Đền Thượng

Vết tích vua trên nền đầu tiên

Dân buổi ban đầu

Con cháu phải giữ gìn lấy

Tổ muôn đời của nước Việt Nam.

.

.

1. Thần thánh mở cơ đồ, đến nay đất vẫn thế dân vẫn thế.

Công huân thờ đền miếu, đó là cây có gốc nước có nguồn

.

2. Cung cũ Hồng Lạc còn đây, trùng điệp núi đồi nhiều dòng sông hợp lại

Khí thiêng Đế vương vẫn đó, thét gào mưa gió một ngọn núi đứng cao.

.

3. Đất này núi này bờ cõi nước Nam

Vua ta, tổ ta, phương Bắc nể vì

.

4. Trong cây cỏ tốt xanh vẫn có miếu có lăng, hồn thiêng cha mẹ rồng tiên phù hộ đời sau không thiết sót.

Suốt thời gian dài dặc thấy kìa sông kìa núi, công đức tổ tiên thần thánh, nhớ ơn vua nước chằng hề quên.

.

5. Con cháu còn, tôn tổ vẫn còn, nòi giống nhà ta sinh sản mãi.

– Nắng mưa thế, miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vững bền lâu.

.

6. Con cháu ba kỳ thăm mộ Tổ.

Non sông muôn thuở rạng nòi Tiên

.

Đền Trung

Tổ muôn đời của nước Nam

Miếu thờ tổ Hùng Vương

Vết tích linh thiêng của Vua Hùng

Hỏi lại việc xưa nên chép sử

Ngắm xem phong cảnh muốn đề thơ.

(câu đối của chúa Trịnh Tùng)

.

Đền Giếng

Núi sông quý báu như vàng ngọc.

Uống nước nhớ nguồn

.

1. Dòng dõi Rồng tiên nơi quý phái

Nhành hoa em chị cửa nhà vua

.

2. Triều Hùng lăng tẩm kinh đô tại đây

Nước Việt có các vị tiên nữ được tôn kính.

.

3. Chị em chỗ Hoàng gia mở ra nữ sử đầu tiên cùng bà Triệu bà Trưng thần thiên một truyện

Lâu dài nơi đế tử nhìn núi Hùng cao ngất với Tản Viên Dạ Trạch, hương lửa nghìn thu

.

4. Mười tám đời truyền làm quân làm vương, hai vị tiên nga cuối dòng họ.

Năm mươi con lên núi xuống biển, một nàmg thần nữ nối ngôi cha.

.

Cổng đền

Núi cao đường lớn

Mở lối đắp nền bốn mặt non sông quy một mối

Lên cao nhìn rộng nghìn trùng đồi núi tựa đàn con

————————————————————————–

.

(*) Chú thích :

.

Theo Nguyễn Khắc Thuần thì tài liệu mang tên “Hùng Triều Ngọc Phả” cho biết họ Hồng Bàng truyền được 18 đời gồm :

1- Hùng Vương tức Lộc Tục.

2- Hùng Hiền tức Sùng Lãm.

3- HÙng Lân.

4- Hùng Việp.

5- Hùng Hy.

6- Hùng Huy.

7- Hùng Chiêu.

8- Hùng Vĩ.

9- Hùng Định.

10- Hùng Uy .

11- Hùng Trinh.

12- Hùng Võ.

13- Hùng Việt.

14- Hùng Anh.

15- Hùng Triều.

16- Hùng Tạo.

17- Hùng Nghị.

18- Hùng Duệ.

.

Từ trước đến nay “chúng ta” thường nghĩ rằng “đời” vua Hùng là giai đoạn sinh sống của một vị vua thuộc họ Hồng Bàng, cho nên với 18 đời vua mà thời gian kéo dài đến 2622 năm thì có vẻ rất vô lý.

.

Gần đây công trình nghiên cứu của Trần Huy Bá về Hùng Vương và sự tích “Hùng Triều Ngọc Phả” do Nguyễn Như Đỗ sống vào thời nhà Lê ghi rõ ràng như sau:”Thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm gồm 47 đời vua”. Theo Hùng Vương Ngọc Phả thì chữ Đời Vua dùng trong 18 đời vua Hùng không phải là một đời người mà là “một dòng (chi) gồm nhiều đời”. Riêng dòng Hùng Vương thứ 18, chi cuối cùng của thời đại Hùng Vương đã gồm 3 đời vua trị vì. Hiện nay ở Đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, tỉnh Vĩnh Phú, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa”. thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc dòng Hùng Vương thứ 18 này. Chi này chấm dứt vào năm 258TCN.

.

Theo sự tích Ngọc Phả thì mỗi dòng vua được gọi là một “Chi”. Mỗi chi gồm nhiều đời vua và được xếp theo thứ tự bát quái và thập can như sau:

.

Càn, Khảm, Chấn ,Cấn ,Khốn, Ly, Khôn, Đoài và Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỳ, Canh,Tân, Nhâm, Qúy. Cũng theo sự tích Ngọc Phả này thì thời Hùng Vương gồm cả thảy 47 đời vua theo thứ tự như sau:

.

1/ Chi Càn: Kinh Dương Vương.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép như sau:”Kinh Dương Vương là vị vua đầu tiên của nước Đại Việt ta, lên ngôi năm 2879.TCN”. Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục, sinh năm Nhâm Ngọ (2919TCN), lên ngôi năm 41 tuổi, trị vì 86 năm từ năm Nhâm Tuất (2879TCN) đến năm Đinh Hợi (2794TCN).

.

2/ Chi Khảm: Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825TCN), lên ngôi năm 33 tuổi. Chi này kéo dài 269 năm, từ năm Mậu Tý (2793TCN) đến năm Bính Thìn (2525TCN). Thời kỳ này được truyện cổ tích về họ Hồng Bàng gọi là huyền sử Rồng Tiên. Tài liệu không ghi rõ là có mấy đời vua của chi này.

.

3/ Chi Cấn: Hùng Quốc Vương.

Hùng Quốc Vương húy Hùng Lân, thế này trị vì từ năm Đinh Tỵ (2524TCN) đến năm Bính Tuất (2253TCN), kéo dài 271 năm. Tài liệu không ghi rõ là có mấy vị vua trong chi này.

.

4/ Chi Chấn: Hùng Hoa Vương.

Hùng Hoa Vương tức Hùng Bửu Lang. Lên ngôi năm Đinh Hợi (2254TCN) chi này trị vì suốt 342 năm, tức là đến năm 1712TCN, tài liệu cũng không ghi rõ gồm mấy vị vua.

.

5/ Chi Tốn: Hùng Huy Vương húy Bảo Lang sinh năm 2030TCN, lên ngôi năm 59 tuổi. Chi này kéo dài 200 năm tới năm 1771TCN. Không ghi rõ có mấy vị vua của chi này.

.

6/ Chi Ly: Hùng Hồn Vương.

Hùng Hồn Vương húy Long Tiên Lang, sinh năm 1740TCN, chi này gồm 2 đời vua kéo dài 81 năm đến năm 1690TCN.

.

7/ Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương.

Hùng Chiêu Vương húy Quốc Lang, sinh năm 1502TCN, lên ngôi năm 12 tuổi. Chi này gồm 5 đời vua kéo dài 200 năm từ năm 1690TCN đến năm 1490TCN.

.

8/ Chi Đoài: Hùng Vĩ Vương.

Hùng Vĩ Vương húy Văn Lang, sinh năm 1466TCN, lên ngôi năm 31 tuổi. Chi này gồm 5 đời vua cả thảy là 100 năm, từ năm 1435TCN đến năm 1335TCN.

.

9/ Chi Giáp: Hùng Định Vương.

Hùng Định Vương húy Chân Nhân Lang, sinh năm 1381TCN, lên ngôi năm 45 tuổi. Chi này gồm 3 đời vua kéo dài được 80 năm từ năm 1336TCN đến năm 1256TCN.

.

10/ Chi Ất: Hùng Uy Vương.

Hùng Uy Vương húy Hoàng Long Lang, sinh năm 1294TCN, lên ngôi năm 37 tuổi, chi này gồm 3 đời vua kéo dài được 90 năm, từ năm 1257TCN đến năm 1167TCN.

.

11/ Chi Bính: Hùng Trinh Vương.

Hùng Trinh Vương húy Hưng Đức Lang, sinh năm 1218TCN, lên ngôi năm 51 tuổi. Chi này gồm 4 đời vua kéo dài 107 năm, từ năm 1168TCN dến năm 1061TCN.

.

12/ Chi Đinh: Hùng Vũ Vương.

Hùng Vũ Vương húy Đức Hiền Lang, sinh năm 1114TCN, lên ngôi năm 52 tuổi, chi này có 3 đời vua, kéo dài 96 năm từ năm 1062TCN đến năm 966TCN.

.

13/ Chi Mậu: Hùng Việt Vương.

Hùng Việt Vương húy Tuấn Lang, sinh năm 990TCN, lên ngôi năm 23 tuổi, chi này có 5 đời vua kéo dài 105 năm từ năm 967TCN đến năm 862TCN.

.

14/ Chi Kỷ: Hùng Anh Vương.

Hùng Anh Vương húy Viên Lang, sinh năm 905TCN, lên ngôi năm 42 tuổi, chi này có 4 đời vua kéo dài từ năm 863TCN đến năm 779TCN tức là 89 năm.

.

15/ Chi Canh: Hùng Triệu Vương.

Hùng Triệu Vương húy Chiêu Lang, sinh năm 745TCN, lên ngôi năm 35 tuổi, chi này gồm 3 đời vua kéo dài từ năm 780TCN đến năm 686TCN tức là được 94 năm.

.

16/ Chi Tân: Hùng Tạo Vương.

Hùng Tạo Vương húy Đúc Quân Lang, sinh năm 740TCN lên ngôi năm 53 tuổi, chi này có 3 đời vua kéo dài từ năm 687TCN đến năm 595TCN, tức là được 92 năm.

.

17/ Chi Nhâm: Hùng Nghi Vương.

Hùng Nghi Vương húy Bảo Quang Lang, sinh năm 605TCN, lên ngôi năm 9 tuổi, chi này có 4 đời vua kéo dài từ năm 596TCN đến năm 336TCN tức là được 160 năm.

.

18/ Chi Qúy: Hùng Duệ Vương.

Hùng Duệ Vương húy Huệ Vương, sinh năm 350TCN lên ngôi năm 14 tuổi, chi này có 3 đời vua kéo dài từ năm 337TCN đến năm 258TCN tức là được 79 năm.

.

Doremon360

April 15, 2008 Posted by | Uncategorized | 3 Comments

Bai 18 : Đền Hùng (P.1)

Khu di tích lịch sử Đền Hùng (P.1)

.

(Sưu tầm và tổng hợp)

.

1. Hình thế thiên nhiên

.

Núi Hùng (còn gọi là Nghĩa Linh, Nghĩa Cương, Bảo Thiếu Lĩnh, cao 175m so với mặt biển) thuộc thôn Cổ Tích xã Hy Cương huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ.

.

Người xưa nói:

Núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình uốn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau.

Từ núi Hùng nhìn ra:

– Phía trước, ngã ba Việt Trì có hàng chục quả đồi thấp là đàn rùa bò từ ao nước lớn lên.

– Phía sau, mảnh đất làng Hy Sơn (Tiên Kiên) là hình một con phượng cắp thư.

– Phía bên phải, quả đồi Khang Phụ (Chu Hóa) là hình một con hổ phục.

– Phía bên trái, quả đồi An Thái (Phượng Lâu) hình vị tướng quân bắn nỏ.

– Làng Cổ Tích bên chân núi nằm trên lưng một con ngựa ghi cương.

– Dãy đồi từ Phú Lộc đến Thậm Thình là 99 con voi chầu về đất Tổ.

.

.

Xa xa phía tây dòng sông Thao nước đỏ, phía đông dòng sông Lô nước xanh như hai dải lụa màu viền làm ranh giới của cố đô xưa. Đặc biệt không khí trên núi rất thông thoáng, mát dịu và quanh năm thoang thoảng hương thơm.

Tương quyền Vua Hùng đi khắp trong nước, cuối cùng mới chọn được vùng sơn thủy hữu tình này làm đất đóng đô.

.

2. Đền thờ :

Khu di tích Đền Hùng có 4 đền, 1 chùa và lăng vua Hùng, phân bố như sau:

.

* Đền thượng và lăng trên đỉnh núi:

Nơi đây các vua Hùng lập miếu thờ Trời , thờ 3 ngọn núi thiêng là Đột Ngột Cao Sơn (núi Hùng), Áp Sơn (núi Trọc), Viễn Sơn (núi Vặn), thờ Thần lúa (có mảnh vỏ trấu bằng chiếc thuyền thúng mới mất trong kháng chiến chống Pháp), thờ Thánh Gióng là tướng Nhà Trời giúp đuổi giặc Ân.

.

.

Giữa thế kỷ 3 trước công nguyên, Thục Phán được Vua Hùng 18 nhường ngôi, mới lập hai cột đá thề trên đỉnh núi và làm đền thờ 18 vua Hùng. Lại mời dòng tộc nhà vua đến ở chân núi giao cho việc thờ cúng.

Sau đời An Dương Vương, nhân dân địa phương vẫn tiếp tục thực hiện các tín ngưỡng trên qua suốt thời Bắc thuộc; đến thời phong kiến tự chủ các Vua Hùng được tôn lên là Tổ tiên của dân tộc và việc thờ tự dần dần mang tính chất của cả nước.

Hiện nay còn thờ danh hiệu 18 đời Vua Hùng và 3 vị thần núi: “Hùng đồ thập bát thế Thánh Vương thánh vị”, “Đột ngột Cao Sơn”, “Áp Sơn”, “Viễn Sơn”.

.

.

Lăng chính là mộ vua Hùng thứ 6. Tương truyền sau khi đuổi giặc Ân, ngài cởi áo vắt trên cành kim giao rồi hóa, táng tại đó.

.

* Đền Trung:

Nơi này trên 2.300 năm trước dựng quán nghỉ ngơi ngắm cảnh của vua Hùng, đôi khi họp bàn việc nước cơ mật với Lạc hầu, Lạc tướng. Tương truyền còn là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dày, bánh chưng.

.

.

Sau thời Hùng Vương nhân dân lập miếu thờ các vua Hùng “Hùng Vương tổ miếu”.

.

* Đền Hạ và chùa:

Theo truyền thuyết, bãi bằng lưng chừng núi này là nơi tổ mẫu Âu Cơ chuyển dạ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Do sự tích này mà nhân dân lập ra đền Hạ để thờ các vua Hùng. Bên phải là chùa Sơn cảnh thừa long tự (còn gọi Thiên quan
thiền tự). Phía trước chùa là gác chuông. Phía trước đền là nhà bia công đức.

.

.

* Đền giếng:

Ở đây có giếng Ngọc của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con vua Hùng 18. Tương truyền giếng này hai nàng dùng rửa mặt chải tóc chít khăn. Đền thờ hai công chúa làm chùm lên giếng.

.

.

Ngọc phả đền Hùng viết sớm nhất là triều Tiền Lê (vào năm Thiên Phúc nguyên niên, tức 890 tây lịch). Viết lại và sao trì triều nào cũng làm, nhưng phong sắc thì không triều nào dám phong, vì là Tổ tiên.

Bản ngọc phả soạn thời Trần (thế kỷ 13), năm Hồng Đức thứ nhất hậu Lê (1470) san nhuận lại viết “… Từ nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (đền Hùng – VKB). Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi. Ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công ơn gầy dựng nước nhà của các đấng thánh tổ ngày xưa…”

.

3. Kiến Thiết

.

Về kiến trúc đền chùa, qua khảo sát thực địa thì thấy : Đền miếu các thời đại xa xăm đã bị hư hoại hết. Chỉ còn những di vật nói lên tình hình kiến thiết cũ mà thôi. Tìm thấy 13 hiện vật thời Hùng Vương (rìu, giáo đồng), mẫu tháp đất nung, mảnh bát đĩa gốm sứ có niên đại Lý Trần trở về trước, 3 cột đá cổ, lỗ xà bị bào mòn lớn chứng tỏ rất lâu đời (một chiếc dựng trên bệ trước cửa đền Thượng).

Kiến trúc hiện còn lại là của thời Hậu Lê và Nguyễn. Bản ngọc phả sao năm Hoằng Định thứ nhất (1600) nói trên núi Hùng có đền Thượng, mộ vua Hùng thứ 6, hai cột đá thề của Thục Phán, đền Trung, đền Hạ và chùa.

Đền Giếng chưa thấy nói đến. Có lẽ sau đó đền Giống mới làm. Qua nhiều lần trùng tu kiến trúc Hậu Lê chỉ còn đền Trung, đền Hạ và gác Chuông. Trong dịp đại trùng tu 6 năm liền 1917 – 1922, nhân dân 18 tỉnh Bắc Bộ cung tiến được 6000 đồng (tiền Đông Dương) xây lại đền Thượng, Lăng và đền Giếng. Nhà tư sản Nghĩa Lợi cung tiến 1000 đồng xây 539 bậc xi măng (cổng lên đền Thượng 496 bậc, đền Hạ xuống đền Giếng 44 bậc). Nhà tư sản Đồng Thuận cung tiến tiền xây cổng chính (biển đề: Cao Sơn cảnh hành = núi cao đường rộng).

.

.

Năm 1962 tổ chức xổ số được 24.000 đồng xây khu nhà Công Quán trưng bày hiện vật và tiếp khách. Năm 1973 UBND tỉnh Vĩnh Phú quyết định khoanh 1.562 ha làm khu bảo vệ Đền Hùng, trong đó khu trung tâm bất khả xâm phạm gồm: Núi Nghĩa Lĩnh, núi Trọc lớn, núi Trọc con, núi Vặn, núi Yên Ngựa, núi Nỏn, đồi Cò Kè, đồi Cao Phầy, đồi Phân Đậu và đồi Công Quán. Năm 1976 đắp đập hồ Đa Vao. Năm 1980 xây nhà
khách và mở tuyến đường nhựa. Năm 1983 khởi khảo kế hoạch xây dựng nhà Bảo tàng trên đồi Công Quán. Năm 1995 hoàn thành. Nguồn kinh phí dựa vào Nhà nước cấp và nhân dân cung tiến, tổng cộng trên 3000 triệu đồng. Bên khu đền làm thâm sân Lăng và tuyến đường phụ từ Lăng xuống đền Giếng.

Như vậy là bên cạnh khu di tích lịch sử trên núi Nghĩa Lĩnh, còn có khu phục vụ ở đồi Công Quán. Khu phục vụ gồm có nhà bảo tàng, nhà khách và sân giữ xe, được trang điểm bởi các hoa cây cảnh.

.

Vài nét về bảo tàng

Nhà bảo tàng tuy trưng bày làm nhiều phòng, nhưng chung quy có thể hiểu tổng quát là, tại đây trưng bày 5 loại hiện vật.

.

.

1. Hiện vật tìm thấy tại Đền Hùng, gồm 13 hiện vật có từ thời Hùng Vương và nhiều hiện vật có sau thời Hùng Vương. Những hiện vật đó cho biết từ thời Vua Hùng con người đã lên núi này khá đông đúc và bỏ sót lại đồ dùng. Những mẫu đá, gốm xây dựng và đồ thờ có niên đại từ sau công nguyên đến các thời Lý, Trần, Hậu Lê cho thấy khu vực này được thờ tự liên tục ngay từ khi triều đại Hùng Vương kết thúc đến bây giờ.

2. Hiện vật lấy ở các di chỉ khảo cổ thuộc thời Vua Hùng hoặc có liên quan tới thời Vua Hùng, ở nhiều nơi tập hợp về.

3. Những cuốn sách sử, những mẫu trích từ các sách cổ nói về thời Hùng Vương.

4. Hiện vật phản ánh các hình thức tín ngưỡng Vua Hùng của nhân dân, ở trong cũng như ở ngoài khu vực đền Hùng. Đó là các bản ngọc phả, đồ thờ tự, tranh vẽ và ảnh chụp các đình đền , các lễ hội.

5. Hiện vật lưu niệm đồng bào về thăm mộ Tổ. Đó là những quà tặng, những ảnh chụp các nhà lãnh đạo, các đoàn đại biểu và nhân dân tới thăm Đền Hùng.

.

4. Lễ hội cổ truyền

.

Thời phong kiến định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (còn gọi là hội chính) vào những năm chẵn (ví dụ 1900 – 1905), còn hàng năm thì giao cho dân Trưởng tạo lệ (con trưởng) sửa lễ cúng Tổ vào ngày 12-3 âm lịch (ngày giỗ Kinh Dương Vương). Đầu thế kỷ 20 này nhà Nguyễn ấn định lấy ngày 10-3 làm chuẩn.

Dân trưởng tạo lệ là dân Hy Cương, họ được miễn sưu thuế phu phen để trông nom đền miếu và làm giỗ Tổ.

Nhà vua phong cho vị trưởng lão của dân Trưởng tạo lệ chức quan gọi là “lệnh đồng trà”. Ông này cứ đến ngày giỗ Tổ, tới kinh đô nhận 3 gạo nếp thơm của vua đưa cho, về thổi xôi cúng trên Đền.

Năm hội chính người ta treo lá cờ thần trên đỉnh núi Nỏn báo cho đồng bào từ rất sớm. Ngoài việc quan triều đình và quan hàng tỉnh đứng tế, các làng xã có đình thờ Vua Hùng, vợ con vua hoặc tướng lĩnh thời Hùng Vương còn rước kiệu đến chầu. Trên địa bàn Vĩnh Phú có hơn 600 nơi thờ nhưng chỉ hơn 40 làng quanh đền là có điều kiện rước chầu.

R
ớc kiệu
là một hoạt động tín ngưỡng hết sức nghiêm trang và vui vẻ. Hầu kiệu có những người che lọng, vác cờ, bát bửu, tấu nhạc bát âm, đánh chiêng trống, phường chèo đóng đường (vừa đi vừa diễn). Làng ở xa phải rước hai ba ngày mới tới đền.

.

.

Trò chơi: Thường có các mục đu tiên, ném còn, kéo co, chọi gà, đánh vật, bắn nỏ thi, kéo lửa nấu cơm thi, bịt mắt bắt dê…

Văn nghệ: ban ngày có hát sẩm, hát ví, hát trống quân, cò lả, sa mạc… Sẩm là nghệ sĩ dân gian hát lấy tiền thưởng, còn các điệu hát khác do thanh niên nam nữ các làng tự biên tự diễn hát đối đáp nhau cho vui. Đêm đến có hát xoan cửa đền do phường An Thái, Kim Đơn phục vụ, hát chèo, tuồng ở ngoài các bãi rộng chân núi.

.

Hội đền Hùng có chiều hướng ngày càng đông và kéo dài. Vào những năm 60 ước độ 10 vạn người về dự hội; những năm 70 ước độ 20 vạn; những năm 80 ước độ 30 vạn; những năm tới có thể lên đến 40-50 vạn. Những ngày đấy đứng trên đỉnh núi nhìn xuống xung quanh sẽ thấy từ mọi con đường tới đền Hùng, người ta đổ về dự hội như những dòng sông đổ về biển cả. Đứng từ xa nhìn lên núi sẽ thấy muôn vàn chấm động đủ màu sắc hòa lẫn cây xanh như một rừng hoa tươi thắm trước gió xuân.

Mọi người già, trẻ, gái, trai náo nức lúc đi, hân hoan lúc đến, lưu luyến lúc ra về, cảnh trí tình người thân thương tha thiết vô cùng. Thật là một dịp hội để đồng bào cả nước: miền ngược, miền xuôi, miền Nam, miền Bắc gặp nhau sum họp trên đất Tổ quê hương, bộc lộ những tình cảm thiêng liêng tự đáy lòng.

.

.

5. Truyền thuyết tiêu biểu

.

* Bọc trăm trứng:

Vua đầu nước ta là Kinh Dương Vương cháu bốn đời của Thần Nông (vị thần coi về nông nghiệp của Trời). Kinh Dương Vương lấy Thần Long nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đi tuần thú gặp Âu Cơ kết làm vợ chồng, đưa về núi Nghĩa Lĩnh.

.

.

Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói: “Ta giống Rồng, nàng giống Tiên không thể ở lâu với nhau được” bèn chia 50 con cho Âu Cơ đem lên núi, Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con cả nối ngôi hiệu là Hùng Vương đặt tên nước Văn Lang đóng đô ở thành Văn Lang (Việt Trì ), truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.

.

(Gần đây công trình nghiên cứu của Trần Huy Bá về Hùng Vương và sự tích “Hùng Triều Ngọc Phả” do Nguyễn Như Đỗ sống vào thời nhà Lê ghi rõ ràng rằng thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm gồm 18 chi, mỗi chi gồm nhiều đời vua, tổng cộng có 47 đời vua. Xem chi tiết tên các chi, các vị vua Hùng đứng đầu mỗi chi và số vị vua nối ngôi trong từng chi
tại chú thích (*) ở cuối phần 2)

.

Danh sách 100 người con trai từ bọc trăm trứng

.

Lân Lang làm vua, 49 người con còn lại theo cha Lạc Long Quân là:

Xích Lang, Quynh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yên Lang, Tiên Lang, Diên Lang, Tích Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Tiếu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tân Lang, Quyền Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũng Lang, Aác Lang, Tảo Lang, Liệt Lang, Ưu Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Châm Lang, Tường Lang, Chóc Lang, Sáp Lang, Cốc Lang, Nhật Lang, Sái Lang, Chiêu Lang, Hoạt Lang, Điển Lang, Thành Lang, Thuận Lang, Tâm Lang, Thái Lang, Triệu Lang, Ích Lang.

.

.

50 người con trai theo mẹ Âu Cơ là:

Hương Lang, Kiểm Lang, Thần Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Hắc Lang, Thịnh Lang, Quân Lang, Kiêm Lang, Tế Lang, Mã Lang, Chiến Lang, Khang Lang, Chinh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Phiên Lang, Xuyến Lang, Yến Lang, Thiếp Lang, Bảo Lang, Chừng Lang, Tài Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lô Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Ngyuệt Lang, Sâm Lang, Lâm Lang, Triều Lang, Quán Lang, Cánh Lang, c Lang, Lôi Lang, Châu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Trình Lang, Tòng Lang, Tuấn Lang, Thanh Lang.

.

.

.

(Xem tiếp phần 2)

April 15, 2008 Posted by | Uncategorized | 3 Comments

Bai 17 : (phan tong hop) 12 con giap

Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp (Phần tổng hợp)

 

Doremon360

 

Sử dụng phương pháp Ngữ âm học lịch sử, nhà ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông đã cho chúng ta thấy mối liên hệ trực tiếp giữa tên 12 con giáp với tên các loài vật tương ứng trong tiếng Việt.

 

(← Click)

Phần 1 ← Giới thiệu tổng quát.

Phần 2 ← Tên 12 con giáp trong các ngôn ngữ khác nhau.

Phần 3 ← Khảo sát sơ lược tên 12 con giáp.

Đi sâu vào chi tiết phân tích các dữ kiện ngôn ngữ và văn hoá liên quan đến từng con giáp :

Phần 4 ← Năm Mão ( Mão/mẹo/mèo ≠ Thố/thỏ )

Phần 5 ← Năm Hợi ( Hợi/cúi/heo,lợn )

Phần 6 ← Năm Thân (Thân/khôn/khọn-khỉ)

Phần 7 ← Năm Tỵ (Tỵ/rít-rắn)

Phần 8 ← Năm Thìn (Thìn/thần/thuồng luồng – rồng – nông (nông nghiệp) – giao (rồng nước))

Phần 9 ← Năm Dần (Dần/kính/kễnh – cọp)

Phần 10 ← Năm Tí (Tí /chút/chuột)

.

Khác biệt dễ thấy nhất giữa hệ thống con giáp của Việt Nam và Trung Quốc là năm Mão:

VN : con mèo (cat)

TQ : con thỏ (rabbit)

Ngoài ra các bạn cũng có thể tìm thấy những khác biệt ít phổ biến như :

( http://www2.hawaii.edu/~luma/BCIS107/107home.html )

Năm Sửu :

VN : con trâu (water buffalo)

TQ : con bò (ox)

Năm Mùi :

VN : con dê (goat)

TQ : con cừu (sheep)

.

Những chi còn lại trong 12 con giáp, mình sẽ tiếp tục cập nhật tại entry này khi tác giả hoàn thành loạt bài viết.

Doremon360

 

April 14, 2008 Posted by | Uncategorized | , , , , , | 4 Comments